CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG AN TOÀN, HIỆU QUẢ

Thoát vị đĩa đệm thường xuất hiện ở độ tuổi từ 30-60, gây đau nhức kéo dài, tê bì tay chân, thậm chí là dẫn đến tàn phế. Do đó, để điều trị và phục hồi các bệnh lý cơ xương khớp, đặc biệt là thoát vị đĩa đệm cần có phương pháp điều trị kịp thời tùy thuộc vào tình trạnh bệnh của từng người bệnh.

1. Tổng quan về thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm là tình trạng đĩa đệm bị lệch, trượt do chấn thương, tai nạn hay thoái hóa… khiến cho phần nhân nhầy bên trong thoát ra ngoài, ảnh hưởng đến dây thần kinh và tủy sống ở khu vực gần đó. Những bất thường này có liên quan đến một hoặc nhiều đĩa đệm nằm giữa các đốt sống trên cột sống của người bệnh. Hai dạng thường gặp nhất của tình trạng này là thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng và thoát vị đĩa đệm cột sống cổ.

Tùy thuộc vào vị trí đĩa đệm bị thoát vị, người bệnh sẽ những biểu hiện như: đau nhức hay bỏng rát; tê hoặc ngứa râm ran; yếu cơ dẫn đến khó cầm nắm đồ đạc… Một số trường hợp không có triệu chứng khiến cho việc điều trị thoát vị đĩa đệm khó khăn hơn.

Thoát vị đĩa đệm thường do nguyên nhân lão hóa, hay còn gọi là thoát vị đĩa đệm. Đôi khi, tình trạng này còn đến từ những hoạt động thiếu khoa học trong sinh hoạt hàng ngày, tai nạn lao động, tai nạn giao thông hay chấn thương thể thao…

Các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ bị thoát vị đĩa đệm bao gồm: Béo phì gây áp lực lên các đĩa đệm ở lưng dưới; đặc thù nghề nghiệp phải mang vác nặng hay cúi gập nhiều, vặn người sang một bên, yếu tố di truyền, hút thuốc lá…

Thoát vị đĩa đệm hiếm khi chèn ép toàn bộ ống sống, mà chủ yếu ảnh hưởng đến một số vùng bị tổn thương trên cơ thể. Người bệnh sẽ có cảm giác đau nhức cánh tay, tê bì, mất cảm giác, không kiểm soát được đại tiện hay tiểu tiện, teo tay và/hoặc chân dẫn đến mất khả năng di chuyển và nặng nề nhất là gây tàn phế.

(ảnh)

2. Khi nào cần đến gặp bác sĩ

Tương tự như với các loại bệnh lý khác, việc điều trị thoát vị đĩa đệm cũng cần được thực hiện sớm để kiểm soát bệnh hiệu quả và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm.

Do đó, lời khuyên của các chuyên gia cơ xương khớp là người bệnh nên đến ngay các cơ sở y tế khi:

  • Các triệu chứng chuyển biến xấu hơn: Tình trạng đau, tê hoặc yếu tăng dần đến mức cản trở các hoạt động hàng ngày của người bệnh.
  • Rối loạn chức năng bàng quang, ruột: Hội chứng Chùm đuôi ngựa (CES) do nguyên nhân thoát vị đĩa đệm có thể dẫn đến việc đại tiện, tiểu tiện không tự chủ hoặc khó đi tiểu ngay cả khi bàng quang đã đầy.
  • Mất cảm giác: Tình trạng này có thể xuất hiện ở đùi trong, mặt sau của chân và khu vực xung quanh trực tràng.

Để chẩn đoán chính xác về tình trạng bệnh và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp, bác sĩ sẽ tiến hành một số biện pháp kiểm tra như: 

  • Hỏi thăm tiền sử bệnh, kiểm tra cột sống, mức độ đau bằng cách yêu cầu người bệnh nằm thẳng và di chuyển chân sang nhiều vị trí khác nhau để xác định nguyên nhân gây ra cơn đau. Đồng thời thực hiện các cuộc kiểm tra phản xạ, sức mạnh cơ bắp, khả năng đi lại, khả năng cảm nhận được những cú chạm nhẹ…
  • Chỉ định chẩn đoán hình ảnh: Chụp X-quang để loại trừ các nguyên nhân khác gây đau lưng như nhiễm trùng, khối u, các vấn đề liên quan đến cột sống hoặc gãy xương. Chụp cắt lớp vi tính (CT) để tạo ra hình ảnh mặt cắt của cột sống và các cấu trúc xung quanh. Chụp cộng hưởng từ (MRI) để kiểm tra các cấu trúc bên trong cơ thể, xác định vị trí đĩa đệm bị thoát vị và dây thần kinh bị ảnh hưởng.
  • Ngoài ra, bác sĩ còn có thể chỉ định làm tủy đồ để xác định các vấn đề của tủy sống hay đo điện cơ (EMG) để đánh giá hoạt động của cơ bắp khi co lại và khi nghỉ ngơi…

3. Các phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm hiệu quả

Tùy theo tình trạng, mức độ ảnh hưởng của thoát vị đĩa đệm, bác sĩ sẽ có những chỉ định điều trị phù hợp. Hiện nay, các phương pháp thường dùng để điều trị thoát vị đĩa đệm bao gồm:

Điều trị không dùng thuốc

3.1. Nghỉ ngơi

Nghỉ ngơi có thể làm giảm sưng tấy và giúp các tổn thương có thời gian lành lại. Trong thời gian này, người bệnh được đề nghị nghỉ ngơi trên giường khoảng 1-2 ngày, tránh tập thể dục hay thực hiện các hoạt động cần phải cúi người, nâng vác vật nặng. Tuy nhiên, bạn không nên nghỉ quá lâu, để tránh các khớp và cơ bị co cứng.

3.2. Vật lý trị liệu

Một số bài tập có thể giúp cải thiện các triệu chứng của thoát vị đĩa đệm. Các kỹ thuật viên sẽ hướng dẫn người bệnh những bài tập phù hợp với tình trạng bệnh và thể lực. Chương trình vật lý trị liệu có thể bao gồm: Các bài tập kéo căng để giữ cho cơ linh hoạt; Các bài tập thể dục nhịp điệu giúp giảm đau cổ hoặc lưng, đồng thời tăng sản xuất endorphin, chất dẫn truyền thần kinh hoạt động như một loại thuốc giảm đau tự nhiên và giúp cải thiện tâm trạng. 

(ảnh)

3.3. Massage

Phương pháp này đã được thực hành từ hàng ngàn năm trước và chứng minh khả năng giúp giảm đau, tăng tuần hoàn máu, hỗ trợ tăng cường sức khỏe hiệu quả. Hiện có khoảng 80 kiểu massage trị liệu với nhiều kỹ thuật đa dạng. Tuy nhiên, trước khi chọn massage, bạn nên trao đổi với bác sĩ để chọn loại phù hợp nhất.

3.4. Liệu pháp nhiệt độ

Cả chườm nóng và chườm lạnh đều có thể được áp dụng để điều trị các triệu chứng đau do thoát vị đĩa đệm. Nguyên tắc chung là chườm lạnh trong 24 giờ đầu tiên sau chấn thương và sau đó chườm nóng hay lạnh tùy theo sở thích của người bệnh. Một số trường hợp có thể luân phiên sử dụng cả chườm nóng và chườm lạnh.

3.5. Liệu pháp xung điện

Các xung điện mô phỏng hoạt động của tín hiệu đến từ các tế bào thần kinh nhắm vào cơ bắp hoặc dây thần kinh làm cho các cơ co lại. Phương pháp này được lặp đi lặp lại giúp giảm đau, cải thiện lưu lượng máu, sửa chữa các tổn thương, tăng cường sức mạnh cho cơ bắp, “huấn luyện” cơ phản ứng nhanh với các tín hiệu tự nhiên của cơ thể.

3.6. Vận động trị liệu

Đây là phương pháp hỗ trợ phục hồi khả năng vận động linh hoạt của hệ thống các cơ - xương - khớp, tăng khả năng nâng đỡ các khớp, giúp cho cơ phát triển, từ đó giảm đau, cứng khớp, lấy lại khả năng vận động ban đầu. 

Điều trị nội khoa

Ngoài điều trị hỗ trợ, bác sĩ có thể kết hợp dùng thuốc để làm giảm các triệu chứng, giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn.

3.7. Thuốc giảm đau không kê đơn

Nếu cơn đau của bạn từ nhẹ đến trung bình, bác sĩ có thể đề nghị dùng thuốc giảm đau không kê đơn chẳng hạn như acetaminophen (Tylenol và một số loại khác); Ibuprofen (Advil, Motrin IB và một số loại khác) hoặc Naproxen sodium (Aleve).

Thuốc giãn cơ cũng có thể được chỉ định cho những bệnh nhân bị co thắt cơ. Tuy nhiên, nhóm thuốc này có tác dụng phụ là gây buồn ngủ, choáng váng, mệt mỏi…

Thuốc giảm đau Opioid: Nếu các loại thuốc nêu trên không làm giảm cơn đau, bác sĩ có thể cân nhắc đến việc sử dụng ngắn hạn thuốc Opioid như Codeine hoặc kết hợp với oxycodone-acetaminophen (Percocet, Roxicet). Người bệnh có thể chịu các tác dụng như gây nghiện, buồn ngủ, buồn nôn, lú lẫn, táo bón…

3.8. Tiêm thuốc Steroid

Trong trường hợp các biện pháp nghỉ ngơi, dùng thuốc giảm đau dạng uống và vật lý trị liệu không hiệu quả, bác sĩ có thể chỉ định tiêm thuốc Steroid vào khu vực xung quanh dây thần kinh cột sống. Đây còn được gọi là phương pháp tiêm ngoài màng cứng và áp dụng cho tình trạng bệnh từ trung bình đến nặng. Thuốc Steroid có thể giúp giảm sưng, giảm đau do thoát vị đĩa đệm và giúp người bệnh đi lại dễ dàng.

Bác sĩ sẽ thông qua hình ảnh chụp X-quang hoặc CT để tìm ra vị trí thích hợp cho việc tiêm thuốc Steroid. Phương pháp này cần được thực hiện nhiều lần với liệu trình tiêm là 3 mũi/đợt, thời gian giữa các mũi từ 3-7 ngày.

Điều trị ngoại khoa

Hầu hết các trường hợp thoát vị đĩa đệm không cần phẫu thuật. Tuy nhiên, nếu các biện pháp điều trị thoát vị đĩa đệm không dùng thuốc và điều trị nội khoa không giúp cải thiện triệu chứng, phương pháp phẫu thuật có thể được lựa chọn. 

Phẫu thuật này thường được chỉ định để điều trị thoát vị một đĩa đệm ở lưng dưới, trải qua khoảng 6 tháng điều trị các phương pháp bảo tồn nhưng không đạt được kết quả khả quan. Nếu người bệnh bị viêm khớp, loãng xương hoặc có nhiều đĩa đệm cùng bị thoái hóa, bác sĩ sẽ không chọn giải pháp này.

Sau điều trị thoát vị đĩa đệm bằng phương pháp phẫu thuật, bạn cần trao đổi ngay với bác sĩ nếu có các biểu hiện như:

  • Cơn đau không giảm, dù đã dùng thuốc giảm đau, thuốc tiêm và vật lý trị liệu.
  • Các triệu chứng đã có tiếp tục chuyển biến xấu hơn.
  • Gặp khó khăn khi đứng hoặc đi lại.
  • Mất khả năng kiểm soát ruột hoặc bàng quang.

4. Phòng ngừa tái phát sau điều trị

Hầu hết các vấn đề có liên quan đến đĩa đệm thoát vị sẽ tự khỏi hoặc chuyển biến tích cực khi được điều trị. Nhưng trong một số trường hợp vẫn có thể tái phát.

Để bảo vệ cột sống và ngăn ngừa nguy cơ thoát vị các đĩa đệm khác, bạn nên chú ý các biện pháp phòng ngừa sau khi điều trị:

  • Luôn ngồi và đứng thẳng.
  • Nếu phải đứng lâu, hãy gác một chân lên vật nào đó để giảm áp lực cho lưng.
  • Tránh nâng vật nặng quá 2,5kg.
  • Nếu nâng vật nặng, hãy ngồi xổm rồi từ từ nâng lên, tránh uốn cong vùng thắt lưng.
  • Duy trì cân nặng ổn định để không gây áp lực cho cột sống.
  • Tránh hút thuốc vì thuốc lá có thể gây ra xơ cứng động mạch, làm hỏng các đĩa đệm.
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, bổ sung thực phẩm tốt cho xương.
  • Vận động điều độ theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

(ảnh)

Thoát vị đĩa đệm là một trong những bệnh rất thường gặp ở người Việt Nam, với tỷ lệ chiếm đến 30% dân số và việc điều trị thoát vị đĩa đệm cũng mất khá nhiều thời gian. Do đó, trước tiên là bạn nên xây dựng thói quen sinh hoạt khoa học, thận trọng trong quá trình làm việc hay điều khiển các phương tiện giao thông để tránh chấn thương.

Khi có các triệu chứng thoát vị đĩa đệm, bạn nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa càng sớm càng tốt để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, hạn chế nguy cơ dẫn đến biến chứng tàn phế. Trong quá trình điều trị thoát vị đĩa đệm, cần phối hợp chặt chẽ với bác sĩ, nghiêm túc tuân thủ các chỉ định để nhanh chóng khỏi bệnh.

Tạm biệt cơn đau thoát vị đĩa đệm tại Đa khoa Quốc tế Việt - Nga với phương pháp điều trị chuyên biệt

Là thành viên của Hiệp hội Phục hồi chức năng Việt Nam - Liên Bang Nga, Đa khoa Quốc tế Việt - Nga tự hào là đơn vị mang đến chương trình Phục hồi chức năng Thoát vị đĩa đệm theo phương pháp mới nhờ ứng dụng sự thành công của nền y học trên thế giới trong điều trị Phục hồi chức năng, từ đó giúp cho hàng ngàn người bệnh tại Việt Nam có thể tìm lại sự hồi phục nhờ phương pháp này.

Sử dụng các công nghệ hiện đại tiên tiến trên thế giới, kết hợp hiệu quả của Vận động trị liệu, Vật lý trị liệu, Xoa bóp trị liệu, Bác sĩ chuyên gia Phục hồi chức năng tại Đa khoa Quốc tế Việt - Nga sẽ kiểm tra, đánh giá tình trạng bệnh và đưa ra từng liệu trình điều trị cụ thể đối với tình trạng của từng bệnh nhân, nhằm điều trị tận gốc căn bệnh một cách hiệu quả.

(ảnh)

Tại Việt - Nga, bệnh nhân được sử dụng hệ thống trang thiết bị hiện đại hàng đầu trên thế giới trong quá trình điều trị giúp tăng cao hiệu quả hồi phục, bao gồm: Máy từ trường siêu dẫn có cánh tay robot, Máy laser cường độ cao có cánh tay robot, Máy kéo dãn cột sống, máy điện xung, máy siêu âm, máy xung kích,...Đồng thời bệnh nhân được tập luyện cùng các bài tập vận động trị liệu đặc biệt từ bác sĩ chuyên gia Liên Bang Nga giúp cải thiện khả năng vận động, giảm đau, ngăn chặn tình trạng bệnh tái phát. 

Với sứ mệnh chăm sóc sức khỏe - nhiệm vụ quan trọng nhất, Việt - Nga không ngừng nỗ lực để mang lại giải pháp điều trị phục hồi chức năng thoát vị đĩa đệm hiệu quả, không xâm lấn, không dùng thuốc. Hãy để sức khỏe của bạn được chăm sóc tận tình và chuyên nghiệp cùng Việt - Nga để tái lập sự linh hoạt và thoải mái trong cuộc sống hàng ngày.

- Chi tiết liên hệ Hotline: 1900.3130

ĐA KHOA QUỐC TẾ VIỆT - NGA
ВЬЕТНАМСКО- РОССИЙСКАЯ МЕЖДУНАРОДНАЯ МНОГОПРОФИЛЬНАЯ КЛИНИКА

- Địa chỉ: Số 4-5 nhà C2, Làng Quốc tế Thăng Long, Dịch Vọng, Cầu Giấy, Hà Nội (Link Google Maps)
- Hotline: 1900 3130

 

#chua_thoat_vi_dia_dem #thoat_vi_dia_dem_khong_phau_thuat 

Bài trước Bài sau
1900 3130 Đặt lịch