CHỈ SỐ XÉT NGHIỆM MARKER UNG THƯ LÀ GÌ? ĐỊA CHỈ XÉT NGHIỆM UY TÍN
- Người viết: Y Tế Việt - Nga lúc
- Kiến thức sức khỏe
Ung thư luôn là một trong những bệnh lý nguy hiểm có khả năng gây tử vong hàng đầu trên thế giới. Việc tầm soát sức khỏe định kỳ bằng những xét nghiệm chất chỉ dấu ung thư đóng vai trò quan trọng trong việc sàng lọc sớm, góp phần phát hiện bệnh cũng như định hướng điều trị phù hợp. Các dấu ấn marker ung thư cũng là công cụ đắc lực giúp tăng thêm tính xác định với trường hợp người bệnh chẩn đoán dương tính với ung thư.
1. Ung thư là gì?
Ung thư là một nhóm các bệnh liên quan đến việc phân chia tế bào một cách vô tổ chức và có khả năng xâm lấn những mô khác bằng cách phát triển trực tiếp vào mô lân cận hoặc di căn đến nơi xa, thường được phân loại theo tính chất giải phẫu bệnh hoặc theo cơ quan bị tổn thương. Các tế bào ung thư trong 1 khối u (bao gồm cả các tế bào di căn) đều xuất phát từ 1 tế bào duy nhất phân chia ra. Do vậy một bệnh ung thư có thể được phân loại theo loại tế bào khởi phát hoặc theo vị trí của tế bào đó. Ví dụ:
- Ung thư biểu mô thường xuất phát từ tế bào biểu mô (ở ống tiêu hóa hay các tuyến tiêu hoá).
- Các bệnh lý máu ác tính như bệnh bạch cầu (leukemia) và u lympho bào (lymphoma) có nguồn gốc từ máu và tủy xương.
- Ung thư mô liên kết là nhóm ung thư khởi nguồn từ mô liên kết, xương hay cơ.
- U hắc tố là do rối loạn của tế bào sắc tố.
- U quái xuất phát từ các tế bào mầm.
2. Chất chỉ điểm ung thư (marker ung thư)
Chất chỉ điểm ung thư là các sản phẩm chuyển hóa được tạo ra bởi các tế bào ung thư và những tế bào bình thường khác, đặc biệt được tạo ra với số lượng lớn với sự hiện diện của các tế bào ung thư. Nhiều chất chỉ điểm khối u là protein được tìm thấy ở trong dịch cơ thể (máu), ở mô hoặc trên bề mặt của các khối u. Một số loại dấu ấn ung thư khác có nguồn gốc từ enzyme, DNA, mô bệnh học,...Phân loại các loại marker ung thư thường dùng:
- Cyfra 21-1 (ung thư phổi không tế bào nhỏ)
- NSE (ung thư phổi tế bào nhỏ)
- CA 72-4 (ung thư dạ dày, ung thư buồng trứng, ung thư đại - trực tràng ..)
- AFP (ung thư gan nguyên phát,,ung thư tinh hoàn, ung thư nguyên bào ..)
- CA 19-9 (ung thư tụy, ung thư đường mật, ung thư đại - trực tràng ..)
- CEA (Các loại ung thư đường tiêu hóa, chủ yếu ung thư đại tràng, ung thư thực quản, ung thư dạ dày, ngoài ra còn tăng trong một số loại ung thư khác như ung thư tuyến giáp, ung thư phổi ..)
- CA 15-3 (ung thư vú)
- CA 125 (ung thư Buồng trứng )
- PSA (ung thư Tiền liệt tuyến)
- Tg và Calcitonin ( ung thư tuyến giáp)
- SCC (ung thư biểu mô tế bào vảy, ung thư phổi ..)
Marker ung thư có vai trò:
- Sàng lọc, tầm soát ung thư.
- Ứng dụng hỗ trợ chẩn đoán.
- Xác định giai đoạn bệnh.
- Tiên lượng, đánh giá khả năng tái phát của một số bệnh như ung thư vú, ung thư tiền liệt tuyến...( các dấu ấn ung thư CEA, β2- Microglobulin, CA 15-3 ..)
- Xác định hiệu quả điều trị một số bệnh ung thư, đánh giá khả năng đáp ứng với các liệu pháp điều trị trên những bệnh nhân đã được chẩn đoán xác định bệnh.
Lưu ý: Chất chỉ điểm ung thư không phải là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán bệnh ung thư, nhưng là yếu tố quan trọng giúp nhận diện bệnh khi bệnh nhân đã thực hiện những xét nghiệm lâm sàng khác (nội soi, CT scan, MRI, sinh thiết...).
3. Chỉ số xét nghiệm marker ung thư được thực hiện như thế nào?
Một số bệnh lý ung thư hoàn toàn có thể tầm soát phát hiện sớm bằng cách xét nghiệm máu để tìm chất chỉ điểm, đặc biệt nên áp dụng với đối tượng có nguy cơ cao và kết hợp với các biện pháp xét nghiệm lâm sàng khác.
- Chỉ số CEA trong máu thường có xu hướng tăng cao đối với các bệnh nhân ung thư đại trực tràng, ung thư thực quản, ung thư vú, vùng đầu cổ, phổi, gan, tụy, dạ dày, buồng trứng.
- Chỉ số CA 12-5 cũng xuất hiện trong trường hợp bệnh nhân mắc ung thư buồng trứng, ung thư phổi, ung thư vú.
- Bệnh nhân bị ung thư gan nguyên phát, ung thư tinh hoàn hay ung thư buồng trứng cũng có thể khiến chỉ số AFP tăng cao.
- CA 19-9 có thể xuất hiện trong ung thư dạ dày hay ung thư tuyến tụy.
- Kháng nguyên PSA có thể thực hiện để tầm soát ung thư tuyến tiền liệt.
Như đã đề cập, các chỉ số này có thể xuất hiện hoặc tăng cao vì nhiều nguyên nhân khác nhau. Vì vậy để việc tầm soát ung thư có hiệu quả thì bệnh nhân nên thực hiện phối hợp với các phương pháp chẩn đoán khác như chụp CT scan, chụp MRI, nội soi, siêu âm, sinh thiết,...dựa trên tư vấn và chỉ định của bác sĩ.
3. Xét nghiệm Tầm soát ung thư tại Đa khoa Quốc tế Việt - Nga
Ung thư là mối lo ngại hàng đầu về sức khỏe hiện nay, và việc phát hiện sớm có thể cứu sống nhiều mạng người. Đa khoa Quốc tế Việt - Nga tự hào cung cấp dịch vụ xét nghiệm tầm soát ung thư với độ chính xác cao, quy trình nhanh chóng và an toàn.
Với đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm cùng hệ thống trang thiết bị hiện đại, phòng khám đảm bảo mang đến cho khách hàng những kết quả tầm soát đáng tin cậy. Các xét nghiệm tại đây bao gồm tầm soát nhiều loại ung thư phổ biến như ung thư phổi, ung thư vú, ung thư gan, và ung thư đại tràng.
Tại Đa khoa Quốc tế Việt - Nga được thiết kế tiện nghi, sạch sẽ, mang lại sự thoải mái cho khách hàng trong quá trình xét nghiệm. Chăm sóc sức khỏe và phát hiện sớm ung thư là cách tốt nhất để bảo vệ bản thân và gia đình.
Hãy liên hệ ngay với Đa khoa Quốc tế Việt - Nga qua hotline 1900 3130 để bắt đầu hành trình bảo vệ sức khỏe của bạn.
#tam_soat_ung_thu #cac_xet_nghiem_ung_thu_som