ĐỐI TƯỢNG NÀO CẦN KHÁM SỨC KHỎE PHÁT HIỆN BỆNH NGHỀ NGHIỆP?

Theo Thông tư số 28/2016/TT-BYT về “Hướng dẫn quản lý bệnh nghề nghiệp”. Trong đó, các cơ quan, doanh nghiệp sẽ được hướng dẫn đầy đủ về hồ sơ, nội dung khám sức khỏe trước khi bố trí làm việc, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp cho người lao động, khám định kỳ cho người lao động mắc bệnh nghề nghiệp, điều tra bệnh nghề nghiệp và chế độ báo cáo.

  • Căn cứ Bộ luật lao động số 10/2012/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2012;

  • Căn cứ Thông tư 15/2016/TT-BYT quy định về bệnh nghề nghiệp được hưởng BHXH và Thông tư sửa đổi bổ sung 02/2023/TT-BYT được Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành 09/02/2023 về danh mục 35 bệnh nghề nghiệp được hưởng BHXH (trong đó Bệnh Covid-19 được bổ sung là bệnh nghề nghiệp thứ 35 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 04 năm 2023).

  • Căn cứ Luật bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2014;

  • Căn cứ Luật an toàn, vệ sinh lao động số 84/2015/QH13 ngày 25 tháng 6 năm 2015; Theo quy định nêu trên thì đối với người lao động làm công việc bình thường thì mỗi năm được khám sức khỏe định kỳ ít nhất 01 lần. Đối với những người làm các công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì mỗi năm phải được khám sức khoẻ định kỳ ít nhất 06 tháng 01 lần. Đây là quyền mà người lao động được hưởng.

  • Căn cứ Nghị định số 63/2012?NĐ-CP ngày 31 tháng 8 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;

  • Căn cứ Thông tư số 28/2016/TT-BYT về hướng dẫn quản lý bệnh nghề nghiệp.

1. Đối tượng cần khám phát hiện bệnh nghề nghiệp:

Theo Thông tư số 28/2016/TT-BYT về “Hướng dẫn quản lý bệnh nghề nghiệp” quy định đối tượng áp dụng khám phát hiện bệnh nghề nghiệp đó là:

 1. Người lao động tiếp xúc với các yếu tố có hại có khả năng mắc bệnh nghề nghiệp hoặc làm các nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm kể cả người học nghề, tập nghề, người lao động đã nghỉ hưu hoặc người lao động đã chuyển công tác không còn làm việc trong các nghề, công việc có nguy cơ bị bệnh nghề nghiệp hoặc người lao động tham gia bảo hiểm xã hội quy định tại Khoản 1 và Khoản 4 Điều 2 của Luật bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội hoặc đã có quyết định nghỉ việc chờ giải quyết chế độ hưu trí, trợ cấp hằng tháng.

2. Doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ kinh doanh, cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo quy định tại Khoản 1 Điều này (sau đây gọi tắt là người sử dụng lao động).

3. Các cơ sở y tế có đủ điều kiện khám bệnh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật khám bệnh, chữa bệnh thực hiện việc khám sức khỏe trước khi bố trí làm việc, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp cho người lao động, khám định kỳ cho người lao động mắc bệnh nghề nghiệp (sau đây gọi tắt là cơ sở khám bệnh nghề nghiệp).

2. Lợi ích của việc khám sức khỏe bệnh nghề nghiệp thường niên:

Khám sức khỏe giúp người lao động phát hiện, khắc phục sớm tình trạng bệnh của mình. Khám sức khỏe nghề nghiệp không chỉ đem lại lợi ích cho người lao động mà còn đảm bảo lợi ích, chất lượng của cả doanh nghiệp. Người sử dụng lao động hàng năm phải tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động, kể cả người học nghề, tập nghề.

Đối với người lao động:

  • Phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe có thể không biểu hiện bên ngoài, các bệnh này có thể do không phù hợp với công việc hiện tại. Kết quả có thể giúp doanh nghiệp sắp xếp công việc ổn định hơn cho người lao động.
  • Nắm rõ tình hình bệnh tật để điều chỉnh chế độ làm việc, sinh hoạt phù hợp.
  • Tạo điều kiện để có chẩn đoán và hướng điều trị sớm đạt hiệu quả hơn.

Đối với doanh nghiệp sử dụng người lao động:

  • Chọn lọc được người lao động có đủ điều kiện làm việc hay không, đảm bảo năng suất, chất lượng trong sản xuất.
  • Giảm thiểu được chi phí bồi thường trong các trường hợp xảy ra trong khi sử dụng lao động.
  • Thể hiện sự quan tâm, chăm lo đối với người lao động, đem lại uy tín cho doanh nghiệp, từ đó thu hút người lao động.

Nhà nước quy định người sử dụng lao động phải có trách nhiệm khám sức khỏe cho người lao động định kỳ. Hiện nay, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội - công nghiệp, càng nhiều ngành nghề mới ra đời. Đồng nghĩa với việc người lao động cũng phải đối mặt với nhiều mặt bệnh đặc thù nghề nghiệp mới và có nguy cơ mắc bệnh cao. Vì thế, việc khám phát hiện bệnh nghề nghiệp rất quan trọng đối với người lao động và doanh nghiệp sử dụng lao động.

 

 

3. Địa chỉ khám sức khỏe doanh nghiệp uy tín tại Hà Nội

Đa khoa Quốc tế Việt - Nga tự hào là đơn vị cung cấp các dịch vụ y tế chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế, với những ưu điểm vượt trội:

  • Đội ngũ bác sĩ chuyên khoa đầu ngành tại Việt Nam và Liên Bang Nga trực tiếp thăm khám và chẩn đoán cụ thể từng trường hợp bệnh nhân

  • Hệ thống trang thiết bị hiện đại hàng đầu thế giới: máy đo huyết áp tự động, máy nội soi tai mũi họng ống mềm, máy nội soi tiêu hóa ống mềm ứng dụng trí tuệ nhân tạo AI, máy từ trường siêu dẫn cánh tay robot trong Phục hồi chức năng,...

  • Quy trình đơn giản hóa, tối ưu, thủ tục nhanh chóng, tiện lợi

  • Dịch vụ chất lượng cao, đội ngũ chăm sóc và hướng dẫn cụ thể, tận tình

  • Trả hồ sơ, kết quả theo quy định

  • Chi phí hợp lý từ 700.000 vnđ - 1.500.000 vnđ cùng nhiều chương trình ưu đãi đặc biệt dành cho quý công ty, doanh nghiệp, hỗ trợ lấy máu tận nơi, có xe đưa đón,...

  • Xây dựng gói khám chuyên biệt cho từng đơn vị doanh nghiệp

 

Hiện tại, Đa khoa Quốc tế Việt - Nga triển khai gói khám sức khỏe doanh nghiệp với chi phí ưu đãi lên tới 60% đồng thời nhận được nhiều quà tặng hấp dẫn như: Tặng 01 buổi Phục hồi chức năng cơ xương khớp cùng chuyên gia Liên Bang Nga, ưu đãi thêm gói Tầm soát ung thư - Nội soi tiêu hóa ứng dụng trí tuệ nhân tạo A.I. Thời gian áp dụng tới hết ngày 30/6/2024.

Để nhận tư vấn và hỗ trợ đặt lịch khám, quý khách vui lòng liên hệ Hotline 1900 3130 

ĐA KHOA QUỐC TẾ VIỆT - NGA

ВЬЕТНАМСКО- РОССИЙСКАЯ МЕЖДУНАРОДНАЯ МНОГОПРОФИЛЬНАЯ КЛИНИКА

Nguồn: thông tin tham khảo tại: moh.gov.vn

 

Bài sau
1900 3130 Đặt lịch