Gai cột sống - Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị
- Người viết: Y Tế Việt - Nga lúc
- Kiến thức sức khỏe
Gai cột sống là bệnh thoái hóa cột sống, xuất hiện phần xương mọc ra phía ngoài và 2 bên cột sống gọi là gai xương. Gai cột sống xuất hiện tại các vị trí trên xương cột sống của cơ thể. Thường xuất hiện tại vị trí cổ và lưng là chủ yếu và ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cuộc sống người bệnh.
Nguyên nhân dẫn đến gai cột sống
Có nhiều nguyên nhân tác động dẫn đến bệnh lý gai cột sống có thể kể đến như:
- Bao đĩa đệm: Phần đĩa tròn từ sụn nằm giữa hai đốt sống xơ hóa dẫn đến hiện tượng gai cột sống.
- Thoái hóa: Tuổi càng lớn, quá trình thoái hóa diễn ra càng nhanh. Xương sống lưng, xương sống cổ thoái hóa dẫn đến các bao xơ giữa các đốt sống bị mất nước, nứt vỡ và xẹp đi khiến các khớp xương ma sát và bào mòn dẫn đến hư hại và viêm. Đây là nguyên nhân gây gai cột sống theo tuổi tác.
- Khớp cột sống bị viêm: Hiện tượng viêm khớp cột sống dẫn đến các đĩa đệm ở giữa bị hư hại dẫn đến tổn hại cấu trúc cột sống. Các tác động qua lại các phần khớp bất ổn, cột sống tự ổn định bằng cách mọc ra nhánh xương hay gai xương bao quanh khớp xương. Hiện tượng gai cột sống từ đó xuất hiện.
- Tai nạn, chấn thương, béo phì hay di truyền cũng là nguyên nhân dẫn đến gai cột sống. Đây là nguyên nhân làm đốt sống yếu hơn bình thường xuất hiện nhánh xương để cột sống được ổn định nhất.
Triệu chứng bệnh gai cột sống
Hầu hết bệnh không xuất hiện các triệu chứng rõ ràng ngay từ đầu. Đến giai đoạn các gai cọ xát với xương khác hoặc các phần mềm ở xung quanh như dây chằng hay rễ thần kinh gây ra các cơn đau buốt cho người bệnh. Người bệnh cảm nhận được cơn đau tại vị trí thắt lưng, vai hoặc cổ bên cạnh đó là hiện tượng tê tay gây cản trở trong các hoạt động. Các biểu hiện thông thường hay gặp khi người bệnh mắc chứng gai cột sống bao gồm:
- Đau khi di chuyển: Khi vận động, đi đứng người bệnh xuất hiện các cơn đau ở vùng cổ hoặc thắt lưng. Cơn đau tăng dần khi vận động mạnh và liên tục, chỉ đỡ khi dừng lại nghỉ ngơi.
- Mất cảm giác tại cột sống: Các vị trí bị ảnh hưởng như thắt lưng, cổ xuất hiện mất cảm giác khi tác động vào hoặc những bất thường.
- Trường hợp người bệnh tiến triển nặng hơn xuất hiện đau tê lan sang hai tay hoặc đau ở lưng dọc xuống hai chân; cơ bắp tay chân yếu đi; cơ thể mất cân bằng; rối loạn thần kinh thực vật; mất kiểm soát tiểu tiện hoặc đại tiện (trong trường hợp nguy kịch).
Đối tượng nguy cơ cao mắc gai cột sống
Gai cột sống là bệnh gặp ở cả nam và nữ, nguy cơ tăng dần theo độ tuổi do sự lão hóa của cột sống và sự tích tụ calci. Các đối tượng nguy cơ mắc bệnh bao gồm:
- Người từ 50 tuổi trở lên.
- Người lao động nặng: Các đối tượng thuộc nhóm lao động nặng như bốc vác hay thường xuyên làm các việc nặng dễ dẫn đến bệnh.
- Tư thế đi, đứng, ngồi: Các đối tượng ngồi nhiều; ngồi, đứng, đi sai tư thế; ngủ sai tư thế dễ gây ra tổn thương cho cột sống dẫn đến bệnh.
- Người có tiền sử tai nạn, chấn thương gây tổn thương cho vùng cột sống đặc biệt và sụn khớp.
- Người mắc bệnh viêm cột sống mãn tính.
- Người thừa cân, béo phì; vận động mạnh; lối sống không lành mạnh (hút thuốc, sử dụng thường xuyên rượu bia, các chất kích thích,...) tăng nguy cơ mắc gai cột sống.
Phương pháp chẩn đoán bệnh gai cột sống
Ngoài các biểu hiện triệu chứng của bệnh giúp phát hiện bệnh thì bác sĩ tiến hành các xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán như:
- Xét nghiệm điện học: Là phương pháp đo tốc độ thần kinh gửi tín hiệu điện về não hay các bộ phận cơ thể như tay, chân. Từ đó xác định chính xác mức độ tổn thương của dây thần kinh cột sống và loại trừ các nguyên nhân khác.
- Chụp X-quang: Phương pháp chẩn đoán hình ảnh giúp xác định vị trí, tình trạng và mức độ ảnh hưởng của xương bị tổn thương, mất sụn hoặc thoát vị đĩa đệm, mức độ thay đổi khớp và quá trình hình thành gai cột sống.
- Xét nghiệm máu: Chẩn đoán đau cột sống không ảnh hưởng bởi các bệnh lý khác.
- Chụp cộng hưởng từ MRI: Xác định đĩa sụn có tổn thương hay không và thần kinh cột sống có bị chèn ép không.
- Chụp cắt lớp vi tính CT scan: Phương pháp cho hình ảnh chi tiết về sự thay đổi trong cấu trúc xương sống, mức độ chèn ép thần kinh để có phương pháp điều trị hiệu quả nhất.
Các biện pháp điều trị gai cột sống
Tùy vào từng mức độ của bệnh mà có các phương pháp điều trị phù hợp. Các biện pháp được ứng dụng vào điều trị bệnh như:
- Sử dụng thuốc: Các sản phẩm thuốc giảm đau, kháng viêm, giãn cơ giúp điều trị hiệu quả các triệu chứng ban đầu của bệnh.
- Phẫu thuật: Đây là phương pháp chỉ được đặt ra khi gai xương xèn éo vào tủy làm hẹp ống tủy hoặc chèn ép dây thần kinh gây ra tê tứ chi và rối loạn đại tiểu tiện. Đây là phương pháp tạm thời tránh các chèn ép lên dây thần kinh, tủy sống và không đảm bảo các gai xương không tái phát. Người bệnh cần tuân thủ điều trị và tái khám định kỳ để phát hiện và xử lý trường hợp bệnh tái phát kịp thời.
- Vật lý trị liệu: Là phương pháp không xâm lấn giúp giảm đau, giảm viêm và tái tạo lại cấu trúc cơ - xương - khớp từ sâu bên trong. Cùng với đó là các bài tập giúp phục hồi chức năng tối ưu đem lại hiệu quả cao.
Để được tư vấn chi tiết, quý khách vui lòng liên hệ tới Hotline 0911971155 | 0931333526 | 1900 3130 được hỗ trợ nhanh chóng. Đa khoa Quốc tế Việt Nga địa chỉ phục hồi chức năng cơ xương khớp, chứng năng vận động với vật lý trị liệu hàng đầu tại Việt Nam.