KHÁM PHỤ KHOA QUAN TRỌNG NHƯ THẾ NÀO?

Khám phụ khoa là nhu cầu thiết yếu đối với phụ nữ, đặc biệt là những người trong độ tuổi sinh sản nhằm phát hiện sớm tình trạng viêm nhiễm, bệnh phụ khoa hay các dấu hiệu ung thư. Vì vậy, việc khám phụ khoa định kỳ chính là cách chủ động bảo vệ sức khỏe và khả năng sinh sản của người phụ nữ.

1. Khám phụ khoa quan trọng như thế nào?

Vai trò của khám phụ khoa rất quan trọng trong xã hội hiện đại ngày nay. Đây là phương pháp hiệu quả để kiểm tra sức khỏe của phụ nữ nên rất cần được quan tâm đúng mực. Một số vai trò của khám phụ khoa được thể hiện như sau:

  • Khám phụ khoa thường xuyên giúp phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm, cải thiện lối sống, chăm sóc cơ thể đúng cách và quan trọng hơn cả là ngăn ngừa các vấn đề sức khỏe liên quan đến sinh sản.
  • Đối với phụ nữ đang trong giai đoạn sinh sản thì khám phụ khoa định kỳ còn giúp chị em được các bác sĩ tư vấn về sức khỏe sinh sản, cách phòng tránh thai an toàn hiệu quả, đồng thời phát hiện những rối loạn về nội tiết và tâm lý để có hướng điều trị.

Người phụ nữ nên khám phụ khoa định kỳ dù có triệu chứng hay không vì việc phát hiện sớm các bệnh lý sẽ đem lại cơ hội điều trị bệnh cao hơn mà không mất nhiều kinh phí. Đối với phụ nữ đã sinh đẻ trên 35 tuổi hoặc trong thời kỳ mãn kinh thì khám phụ khoa định kỳ còn giúp ngăn ngừa và phát hiện sớm các bệnh viêm đường tiết niệu, u xơ tử cung, thậm chí là ung thư tử cung và nhiều các bệnh lý phụ khoa khác.

2. Khi nào cần phải đi khám phụ khoa?

Theo khuyến cáo của các chuyên gia thì phụ nữ nên chủ động đi khám phụ khoa ít nhất 6 tháng- 1 năm/ lần. Ngoài ra, khi có các biểu hiện sau đây cũng nên đến các cơ sở y tế để được khám và tìm hiểu nguyên nhân:

  • Âm đạo tiết dịch bất thường và có mùi khó chịu
  • Cơ quan sinh dục ngứa rát, đau đỏ hoặc có các nốt, vết loét
  • Khi đi tiểu thấy đau, buốt
  • Đau bụng dưới hoặc đau khi quan hệ tình dục
  • Chảy máu bất thường ngoài chu kỳ kinh nguyệt hoặc chảy máu sau quan hệ tình dục

3. Các bước khám phụ khoa như thế nào?

Khám phụ khoa thường dựa theo quy trình 4 bước như sau:

  • Bước 1: Kiểm tra bên ngoài vùng kín bao gồm môi lớn, môi bé, nếp gấp, hình dạng, niêm mạc, dịch tiết âm đạo,...
  • Bước 2: Kiểm tra bằng phễu mỏ vịt đã được khử trùng và bôi gel bôi trơn để xem xét mọi ngóc ngách và thăm khám cơ quan sinh dục bên trong. Cùng lúc đó bác sĩ có thể lấy tế bào cổ tử cung để mang đi xét nghiệm Pap.
  • Bước 3: Kiểm tra bằng tay để xác định những bất thường tại tử cung như hình dạng, vị trí, kích thước, độ mở rộng của buồng trứng, u nang hay các khối u bất thường,...
  • Bước 4: Kiểm tra trực tràng nhằm kiểm tra phần phía dưới của âm đạo, sau trực tràng hay những khối u bất thường.

 

4. Cần chuẩn bị gì trước khi khám phụ khoa?

Để việc thăm khám thuận lợi và đạt hiệu quả, trước khi khám các chị em cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Không đi khám khi đang có kinh nguyệt và nên đi khám sau khi sạch kinh 3 ngày
  • Không đi khám khi vừa mới quan hệ tình dục trong vòng từ 1-2 ngày
  • Không thụt rửa âm đạo bằng dung dịch vệ sinh trước khi khám khoảng 3 ngày
  • Chú ý vệ sinh vùng kín sạch trước khi khám
  • Nên mặc các loại trang phục rộng rãi, thoải mái, thuận tiện cho việc thăm khám
  • Đảm bảo tâm lý sẵn sàng, thoải mái trong quá trình thăm khám

>>>Để được tư vấn và đặt lịch khám tại Đa khoa Quốc tế Việt - Nga, vui lòng liên hệ Hotline 1900 3130

#kham_phu_khoa #top_dia_chi_kham_phu_khoa

Bài trước Bài sau
1900 3130 Đặt lịch