PHỤC HỒI CHỨC NĂNG SAU TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO

Bệnh tai biến mạch máu não, ngày nay rất phổ biến không những xảy ra ở người lớn tuổi mà còn xảy ra ở người trẻ. Bệnh để lại di chứng rất nặng nề làm ảnh hưởng đến cuộc sống, làm cho họ không thể trở lại với công việc trước đó của mình, họ có thể không nói được, không hiểu được, tay không cử động, chân không đi được...

1. Một số điểm cần lưu ý trong phục hồi chức năng sau tai biến

  • Cần loại bỏ các yếu tố nguy cơ gây tai biến mạch máu não, ngăn ngừa tái phát của bệnh: Hút thuốc, tăng huyết áp thói quen ăn mặn...
  • Điều trị các bệnh có thể trực tiếp hoặc gián tiếp gây tai biến mạch máu não như: Tăng huyết áp, đái tháo đường, tăng mỡ máu,...
  • Việc phục hồi chức năng cần toàn diện, sớm và tuỳ thuộc vào giai đoạn tiến triển của bệnh. Ở giai đoạn cấp của bệnh, việc chăm sóc chiếm vị trí quan trọng, phục hồi chức năng cũng đồng thời phải tiến hành ngay. Nội dung các hoạt động này bao gồm: tránh viêm phổi, tắc mạch do nằm lâu, giữ tư thế tốt và đúng để tránh cứng khớp và biến dạng khớp, tập luyện để duy trì và tăng cường sức mạnh cơ, giúp người bệnh độc lập tối đa trong sinh hoạt hàng ngày nhờ dụng cụ trợ giúp.
  • Vị trí đặt giường bệnh trong phòng: Giường bệnh được kê ở trong phòng. Sao cho, phía thân bị liệt của người bệnh được hướng ra giữa phòng. Như vậy, mọi tiếp xúc, tác động tới người bệnh đều đến từ phía bên liệt. Điều này khiến họ vận động bên đó nhiều hơn và đỡ bỏ quên nửa thân bị liệt.

 

2. Phục hồi chức năng sau tai biến mạch máu não

2.1. Tư thế đúng.

Đặt tư thế người tai biến mạch máu não để giảm bớt mẫu co cứng, đề phòng biến dạng khớp. Có các tư thế đặt bệnh nhân sau:

  • Nằm ngửa: Vai và hông bên liệt được kê gối mềm, khớp gối gập nhẹ; cổ chân được kê vuông góc với cẳng chân để tránh biến dạng gập bàn chân về phía lòng bàn chân
  • Nằm nghiêng sang bên liệt: Vai bên liệt gập, cánh tay duỗi vuông góc với thân, thân mình nửa ngửa, chân liệt duỗi. Tay lành để trên thân hoặc gối đỡ phía lưng. Chân lành gập ở háng và gối.
  • Nằm nghiêng sang bên lành: Vai và cánh tay bên lành để tự do. Chân lành để duỗi. Thân mình vuông góc với mặt giường. Tay liệt có gối đỡ để vuông góc với thân. Chân liệt có gối đỡ ở tư thế gập háng và gối.

2.2. Lăn trở thường xuyên phòng loét do tỳ đè. 

Nên hướng dẫn để người bệnh tự lăn trở, nếu khó khăn trong giai đoạn đầu người nhà có thể hỗ trợ người bệnh lăn trở.

  • Lăn sang bên liệt bằng cách nâng tay và chân lành lên, đưa chân và tay lành về phía bên liệt, xoay thân mình sang bên liệt.
  • Lăn sang bên lành bằng cách cài tay lành vào tay liệt, giúp người bệnh, gập gối và háng bên liệt, dùng tay lành kéo tay liệt sang phía tay lành. Đẩy hông người bệnh xoay sang bên lành.

2.3. Hướng dẫn cách ngồi dậy

  • Ngồi dậy từ tư thế nằm ngửa: Người nhà ngồi bên cạnh người bệnh, người bệnh bám hai tay vào cánh tay của người thân, một tay người nhà quàng và đỡ vai người bệnh, đỡ người bệnh ngồi dậy từ từ.
  • Ngồi dậy từ tư thế nằm ngửa: người nhà ngồi bên cạnh người bệnh, người bệnh bám hai tay vào cánh tay của người thân, một tay người nhà quàng và đỡ vai người bệnh, đỡ người bệnh ngồi dậy từ từ.

2.4. Tập hoạt động, sinh hoạt hàng ngày: 

Gia đình cần hỗ trợ để người bệnh tự làm các hoạt động chăm sóc bản thân như: ăn uống, vệ sinh: chải đầu, đánh răng, rửa mặt, thay quần áo, tắm rửa, đi vệ sinh... Trong đó, cần biết cách hỗ trợ người bệnh di chuyển từ giường sang xe lăn và ngược lại.

  • Di chuyển từ giường sang ghế (xe lăn) và ngược lại. Để người bị liệt ngồi ở mép giường. Xe lăn để sát cạnh ghế về phía bên liệt. Mặt giường chỉ cao bằng ghế (xe lăn). Giúp bệnh nhân nâng mông lên khỏi mặt giường xoay sang phía bên liệt để ngồi xuống xe lăn hoặc ghế.

 

2.5. Tập đứng dậy. 

Khi mới tập đứng dậy từ tư thế ngồi, người bệnh thường có xu hướng đứng lên bằng chân lành, khi ấy chân liệt đưa ra phía trước. Do vậy, cần chú ý sửa sao cho khi đứng dậy, người bệnh phải dồn trọng lượng đều xuống cả hai chân. Người bệnh cũng có thể đứng dậy bằng nạng. Tuy nhiên, trước khi sử dụng nạng, người bị liệt cần tập đứng vững trong thanh song song trước.

  • Tập thăng bằng đứng. Để người bệnh đi được họ cần đứng vững. Để cho họ đứng càng nhiều càng tốt. Trước tiên, để cho người bệnh tập đứng trong thanh song song trước. Để họ đứng vững hơn, nên cho họ tập lần lượt với tay sang hai bên, rồi cúi nhặt vật dưới đất. Mỗi bên làm 10 lần. Bằng cách đó hàng ngày có thể tập để người bệnh đứng vững hơn.

2.6. Tập vận động thụ động

Các động tác người bệnh tự tập: các bài tự tập này sẽ giúp người bệnh dễ dàng di chuyển và đề phòng các di chứng cứng khớp... bao gồm các động tác sau:

  • Nâng hông lên khỏi mặt giường. Người bệnh nằm ngửa, hai tay đặt dọc thân mình, hai chân gấp, đặt hai chân sát nhau. Nâng hông lên khỏi mặt giường, càng cao càng tốt, và càng lâu càng tốt.
  • Tập cài hai tay đưa lên phía đầu. Tay lành cài vào các ngón tay bên liệt, đưa hai tay duỗi thẳng về phía đầu. Cố gắng đưa khuỷu tay hai bên ngang tai. Sau đó, Hạ hai tay về vị trí cũ. Làm lại 10 - 15 lần

Giai đoạn sau, khi người tai biến mạch máu não bắt đầu cử động được trở lại, các cơ bị co cứng, việc phục hồi chức năng ngoài những nội dung đã thực hiện kể trên, cần thực hiện thêm các bài tập phục hồi cơ.

2.7. Vận động đề phòng co rút và biến dạng khớp

Để ngăn ngừa và hạn chế tình trạng co cứng, co rút cơ ở bên liệt và cứng khớp vai, khớp cổ chân bên liệt cần phải được đặt ở tư thế đúng, tập theo tầm vận động và dùng nẹp chỉnh hình.

  • Đặt tư thế đúng. Nếu hầu hết thời gian người bệnh được đặt đúng tư thế sẽ hạn chế rất tốt chuyện dính khớp bên liệt. Các tư thế tốt đã được mô tả ở phần trên. Nếu người bệnh cử động thường xuyên và khó giữ tư thế đúng, phải dùng nẹp chỉnh hình để cố định tư thế các chi.
  • Dùng nẹp chỉnh hình để duy trì tư thế đúng. Nẹp chỉnh hình là các dụng cụ để ngăn ngừa hoặc nắn chỉnh sai lệch tư thế của chi thể. Có loại nẹp nắn chỉnh khớp cổ chân gọi là nẹp dưới gối; nẹp nắn chỉnh khớp gối gọi là nẹp khớp gối... Nguyên tắc sử dụng các nẹp này là đeo càng nhiều thời gian càng tốt, thường là lúc không vận động, nhưng có thể đeo cả lúc vận động như nẹp dưới gối.
  • Tập theo tầm vận động các khớp ở chi và thân mình. Người bị liệt nửa người ở giai đoạn sau thường bị cứng và đau khớp vai bên liệt. Vai bên liệt vừa xệ xuống vừa khép chặt vào thân mình. Cổ chân bên liệt cũng bị duỗi cứng. Để người bệnh nằm ngửa, vai bên liệt cạnh mép giường. Một tay người tập giữ vai người bệnh. Tay kia cầm cẳng tay ngay trên khuỷu tay người bệnh, đưa lên phía đầu người bệnh. Đưa càng cao càng tốt, khi nào người bệnh đau thì dừng lại. Giữ 30 giây rồi trở lại vị trí ban đầu.

 

  • Kéo giãn cổ tay bên liệt. Người bệnh nằm ngửa, cánh tay gập lên phía vai 90 độ . Một tay người tập duỗi cho khuỷu tay người bệnh thẳng ra. Tay kia duỗi cổ tay hết tầm, sau đó duỗi các ngón tay.
  • Kéo giãn cổ chân: Khi cổ chân gập quá mức về phía lòng bàn chân. Người bệnh nằm ngửa, duỗi chân. Một tay người tập giữ cẳng chân người bệnh. Tay kia dùng ngón cái và 3 ngón đối diện giữ chặt gót chân người bệnh. Để bàn chân người bệnh tựa vào cẳng tay mình, vừa kéo gót chân người bệnh xuống vừa đẩy mũi bàn chân họ theo hướng ngược lại. Giữ khoảng 30 giây. Làm lại cử động này 15 lần.
  • Tập đi và di chuyển độc lập. Để người bệnh có thể đi lại một cách vững vàng, an toàn, việc bắt đầu tập đi cần tuân theo các giai đoạn: tập đứng dậy, đứng vững và đi. Trước khi cho người tai biến mạch máu não tập đứng, tập đi nếu có rung giật bàn chân thì xử lý bằng cách sau: Để họ ngồi trên ghế, hoặc mép giường, gối vuông góc, bàn chân bên liệt đặt trên nền nhà hoặc mặt phẳng cứng. Cộng tác viên hoặc người nhà trợ giúp dùng một bàn tay giữ gối của người bệnh và ấn xuống, chống lại sự rung giật của bàn chân liệt và đẩy gối bên liệt lên. Giữ như vậy cho tới khi chân bên liệt không còn giật nữa mới bắt đầu cho người tai biến mạch máu não tập đứng hoặc tập đi.
  • Dụng cụ tập luyện. Có thể làm một số dụng cụ để tập như: ròng rọc, thanh gỗ để tập khớp vai, tạ (hoặc bao cát) để tập mạnh cơ... Tuỳ theo mục đích tập mà người bệnh nên được được chọn dụng cụ nào.

Những người bị tai biến mạch não chiếm tỷ lệ khá lớn trong xã hội, do vậy họ cần được xã hội quan tâm và hỗ trợ. Quan trọng nhất là tạo cơ hội để họ tiếp cận dịch vụ công cộng: y tế - phục hồi chức năng, giáo dục, việc làm và các dịch vụ khác như thể thao, văn hoá... Những cá nhân này cần được liên kết với nhau để chia xẻ kinh nghiệm và giúp nhau trong quá trình hội nhập xã hội. Hội hoặc Câu lạc bộ người khuyết tật là một tổ chức có vai trò quan trọng hỗ trợ người khuyết tật hòa nhập cộng đồng.

3. Phục hồi chức năng sau tai biến mạch máu não tại Đa khoa Quốc tế Việt - Nga

Trung tâm Phục hồi chức năng tại Đa khoa Quốc tế Việt - Nga tự hào là đơn vị mang đến chương trình Phục hồi chức năng theo phương pháp mới nhờ ứng dụng sự thành công của nền y học trên thế giới trong điều trị phục hồi chức năng, từ đó giúp cho hàng ngàn người bệnh tại Việt Nam có thể tìm lại sự hồi phục hiệu quả, tối ưu nhất nhờ phương pháp này.

Nhiều bệnh lý về cơ xương khớp được điều trị hiệu quả tại Đa khoa Quốc tế Việt - Nga, điển hình như:

  • Phục hồi chức năng thoái hóa, thoát vị đĩa đệm

  • Phục hồi chức năng sau tai biến

  • Phục hồi chức năng sau phẫu thuật chỉnh hình

  • Phục hồi chức năng tim, sau mổ tim

  • Phục hồi chức năng sau chấn thương thể thao

  • Phục hồi chức năng sẹo, mô sẹo sau phẫu thuật

Sự kết hợp linh hoạt của 2 nền y học Việt - Nga mang lại sự khác biệt trong lĩnh vực phục hồi chức năng với hình thức: vận động trị liệu cùng bác sĩ chuyên gia Nga, vật lý trị liệu, xoa bóp trị liệu và y học cổ truyền. Bác sĩ chuyên khoa Phục hồi chức năng tại Đa khoa Quốc tế Việt - Nga sẽ kiểm tra, đánh giá khả năng hồi phục và đưa ra từng phác đồ điều trị cụ thể đối với tình trạng của từng bệnh nhân, mục tiêu phục hồi các chức năng một cách tốt nhất. 

Tại Việt - Nga quy tụ đội ngũ y bác sĩ đều là những bác sĩ chuyên gia đầu ngành của 2 đất nước, góp phần khám chữa bệnh thành công cho hàng ngàn người bệnh, tiêu biểu như: 

  • BSCKII.Nguyễn Thị Thanh Phương - Nguyên Giám đốc Bệnh viện Phục hồi chức năng Hà Nội

  • PTS. Vasilev Valerii Leonidovich - Nguyên Trưởng khoa Phục hồi chức năng tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố số 22 của Sở Y Tế Matxcova

Tại Đa khoa Quốc tế Việt - Nga, bệnh nhân được điều trị bằng hệ thống máy móc thiết bị hiện đại hàng đầu trên thế giới giúp tăng cao hiệu quả hồi phục, như: Máy từ trường siêu dẫn có cánh tay robot, Máy laser cường độ cao có cánh tay robot, Máy kéo dãn cột sống thế hệ mới, máy điện xung, máy siêu âm, máy xung kích,...Đồng thời kết hợp tập luyện cùng các bài tập vận động trị liệu đặc biệt từ bác sĩ chuyên gia Việt - Nga giúp cải thiện khả năng vận động, giảm đau, ngăn chặn tình trạng bệnh tái phát. 

*** Khi có những biểu hiện bất thường, bạn cần đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và có biện pháp điều trị kịp thời. Để được tư vấn và đặt lịch thăm khám tại Đa khoa Quốc tế Việt - Nga, Quý khách vui lòng liên hệ Hotline 0911971155 | 0931333526 | 1900 3130.

ĐA KHOA QUỐC TẾ VIỆT - NGA

ВЬЕТНАМСКО- РОССИЙСКАЯ МЕЖДУНАРОДНАЯ МНОГОПРОФИЛЬНАЯ КЛИНИКА

  • Địa chỉ: Số 4-5 nhà C2, Làng Quốc tế Thăng Long, Dịch Vọng, Cầu Giấy, Hà Nội (Link Google Maps)
  • Hotline: 0911971155 | 0931333526 | 1900 3130
  • ZaloOA: https://zalo.me/ytevietnga
  • GMap: https://goo.gl/maps/6xumLezfPRU6YPhV6

#Phục_hồi_tay_cho_người_đột_quỵ #PHCN_sau_đột_quỵ #PHCN_sau_tai_biến

Bài trước Bài sau
0911971155 Đặt lịch