Thoái hóa khớp háng - Nguyên nhân, triệu chứng, phân loại và cách phòng tránh

 

   Thoái hóa khớp háng, bệnh thường gặp ở người trưởng thành đặc biệt là người lớn tuổi. Bệnh gây ra các cơn đau kéo dài, cấu trúc khớp bị biến đổi dẫn đến tàn phế. Bệnh ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống, các hoạt động tạo thêm gánh nặng cho gia đình và xã hội. Chính vì vậy việc phát hiện sớm nguyên nhân, triệu chứng giúp phòng tránh và chữa trị kịp thời mang lại hiệu quả tối ưu.
Nguyên nhân dẫn đến thoái hóa khớp háng
   Thoái hóa khớp háng do nhiều nguyên nhân gây ra, bao gồm nguyên nhân nguyên phát và nguyên nhân thứ phát.

  • Nguyên phát: Đây là nguyên nhân thường gặp ở người cao tuổi do hệ xương khớp suy yếu, thoái hóa tự nhiên. Từ 50 tuổi trở lên rất dễ dẫn đến hiện tượng thoái hóa khớp. Quá trình lão hóa không chỉ làm suy giảm chức năng của sụn và xương khớp mà còn làm giảm quá trình tổng hợp thành phần dinh dưỡng của cơ thể. Khi cơ thể giảm khả năng chuyển hóa dinh dưỡng, quá trình tái tạo tế bào xương và mô sụn sẽ không đảm bảo lấp đầy tình trạng phân hủy mô sụn do lão hóa. Lão hóa là quy luật tự nhiên xảy ra ở tất cả mọi người. Người với chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng lành mạnh có thể làm chậm quá trình lão hóa và giảm mức tổn thương giúp bạn kiểm soát tốt tình trạng lão hóa. Còn đối tượng với chế độ sinh hoạt, ăn uống không lành mạnh nguy cơ lão hóa sớm hơn người bình thường.

  • Nguyên nhân thứ phát: Là nguyên nhân bên ngoài tác động đến quá trình thoái hóa khớp. Nguyên nhân chính chủ yếu do trọng lượng cơ thể và chấn thương từ bên ngoài. Thừa cân, béo phì tạo áp lực, sức ép lớn lên các khớp. Các chấn thương do va đập hoặc lao động nặng, tai nạn nghiêm trọng lặp đi lặp lại hình thành nên bệnh. Ngoài ra các yếu tố về bệnh lý như đái tháo đường, viêm khớp hoặc cấu trúc bất thường của các khớp, tình trạng rối loạn của hormone, hiện tượng lắng đọng tinh thể sụn khớp là nguyên nhân dẫn đến bệnh. Bên cạnh đó không thể kể đến yếu tố về thời tiết như sự thay đổi nhiệt độ nhất là vào mùa lạnh tạo điều kiện hình thành bệnh.

Triệu chứng nhận biết bệnh thoái hóa khớp hàng
   Dưới đây là những dấu hiệu giúp người bệnh hoặc người thân có thể nhận biết bệnh sớm:

  • Bệnh nhân đi lại khó khăn, hiện tượng đi khập khiễng do khớp háng chịu trọng lực lớn từ cơ thể.
  • Đau vùng bẹn sau đó lan xuống đùi và khớp gối rồi ra sau mông hoặc vùng mấu chuyển xương đùi. Hiện tượng đau tăng dần khi cử động hoặc đứng lâu.
  • Bệnh nhân thường xuyên cảm thấy mỏi và tê cứng khi vận động hoặc co duỗi chân.
  • Ảnh hưởng lớn đến các hoạt động bình thường như các động tác ngồi xổm, đi vệ sinh, cúi,...
  • Vận động xoay người hoặc gập người dạng chân xuất hiện các cơn đau nhói. Nghỉ ngơi, không vận động mạnh giúp giảm đau hiệu quả.
  • Cơn đau xuất hiện khi thay đổi tư thế đột ngột từ ngồi sang đứng, đau nhiều hơn khi di chuyển. 
  • Khi bệnh đến giai đoạn nặng, các cơn đau xuất hiện vào buổi sáng sớm lúc vừa thức dậy và đau mỏi nhiều hơn về chiều tối. Người bệnh thấy đau cả khi nghỉ ngơi đặc biệt là lúc thời tiết chuyển mùa.

Phân loại thoái hóa khớp háng
   Thoái hóa khớp háng phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh gồm:

  • Thoái hóa khớp háng nguyên phát: Loại thoái hóa này chiếm đến 50% trường hợp và thường gặp ở các đối tượng từ trên 60 tuổi trở lên.
  • Thoái hóa khớp háng thứ phát: Gồm thoái hóa hóa sau chấn thương (gãy cổ xương đùi, trật khớp háng vỡ ổ cối); biến dạng mắc phải coxa plana hoặc bị hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi; thoái hóa trên nền dị dạng cũ (trật khớp háng, thiểu sản khớp háng,...)

Biện pháp phòng ngừa thoái hóa khớp háng hiệu quả
   Việc phòng bệnh có tác dụng và hiệu quả cao hơn chữa bệnh chính vì vậy mọi người cần nâng cao ý thức phòng bệnh:

  • Cần điều trị tích cực càng sớm càng tối với các đối tượng mắc bệnh viêm, chấn thương hoặc tật bẩm sinh ở khớp háng. Đây là cách tối ưu để hạn chế nguy cơ thoái hóa khớp khi lớn tuổi.
  • Tập thể dục, đi bộ nhẹ nhàng hàng ngày giúp cơ xương khớp được vận động phù hợp tránh hiện tượng cứng khớp, co cứng cơ. Bên cạnh đó đây còn là biện pháp giúp các chất dinh dưỡng được điều chuyển đi khắp cơ thể.

  • Sử dụng các thực phẩm giàu canxi gồm sữa và các chế phẩm từ sữa, tôm, ốc, cua, dầu cá,... Bên cạnh đó là các thực phẩm chức năng giúp bổ sung lượng canxi thiếu hụt trong cơ thể.
  • Thực hiện lối sống lành mạnh: Không sử dụng các chất kích thích cũng như nghỉ ngơi hợp lý, giữ tinh thần thoải mái giúp cải thiện và phòng tránh bệnh về thoái hóa khớp háng hiệu quả.
  • Điều trị triệt để các bệnh có nguy cơ gây thoái hóa như bệnh gout,...
  • Kết hợp thực hiện vật lý trị liệu: Đây là pháp giúp phục hồi chức năng cơ xương khớp không xâm lấn với các bài tập và sự hỗ trợ từ các máy công nghệ cao giúp giảm đau giảm sưng từ sâu bên trong. Từ đó kích thích nhóm cơ, xương, khớp phát triển hấp thụ các chất dinh dưỡng cải thiện chức năng vận động.

   Nếu có các biểu hiện về cơ xương khớp, bạn có thể tham khảo phương pháp vật lý trị liệu tại Đa khoa Quốc tế Việt Nga. Với hệ thống máy móc ứng dụng công nghệ từ trường siêu dẫn và laser cường độ cao với cánh tay robot đầu tiên tại Việt Nam vào điều trị. Cùng với đó là đội ngũ bác sĩ tay nghề cao với đội chuyên gia từ Nga trực tiếp thăm khám và điều trị cho người bệnh. 
   Hy vọng bài viết cung cấp thông tin hữu ích nhất về thoái hóa khớp háng. Mọi thắc mắc hay cần được hỗ trợ, quý khách vui lòng liên hệ qua Hotline 0911971155 | 0931333526 | 1900 3130 được tư vấn nhanh chóng.

Bài trước Bài sau
0911971155 Đặt lịch