Trẻ bị viêm phế quản - Cách chăm sóc và xử trí

Trẻ nhỏ thường mắc viêm phế quản do các yếu tố bên ngoài tác động đến như thay đổi thời tiết, môi trường ô nhiễm,... Vì hệ miễn dịch của trẻ còn yếu dễ bị virus tấn công dẫn đến viêm phế quản với biểu hiện như ho, sổ mũi, khó thở,... Đây là bệnh không quá nguy hiểm, nhưng nếu không được theo dõi và xử lý kịp thời có thể gây ra biến chứng như viêm phổi, suy hô hấp và có thể tử vong. Cùng tham khảo bài viết dưới đây để biết được cách chăm sóc và xử trí khi trẻ bị viêm phế quản nhé.

1. ĐỐI TƯỢNG TRẺ DỄ MẮC VIÊM PHẾ QUẢN

Nếu trẻ nhà bạn thuộc các đối tượng sau bạn cần chú ý đến sức khỏe của bé nhiều hơn để loại bỏ nguy cơ gây bệnh:

Trẻ bị béo phì

Chỉ số cơ thể BMI cao là một trong những nhóm đối tượng dẫn đến viêm phế quản ở trẻ. Việc thừa cân, béo phì làm giảm hoạt động của hệ hô hấp và hạn chế luồng khí đưa vào cơ thể dễ dẫn đến viêm phế quản. Việc duy trì cân nặng phù hợp là một trong những cách giảm nguy cơ mắc viêm phế quản ở trẻ.

Trẻ mắc các chứng dị ứng 

Với trẻ có cơ địa nhạy cảm dị ứng với phấn hoa, bụi nhà hay lông súc vật thì nguy cơ mắc viêm phế quản rất cao. Cơ địa này của trẻ làm tăng tính phản ứng của phế quản đặc biệt khi tiếp xúc với các yếu tố dị nguyên.

Tiếp xúc với môi trường khói thuốc lá

Như được biết khói thuốc lá chứa rất nhiều chất độc hại lên đến 4000 chất có hại. Đây là những chất gây viêm các tế bào lông chuyển đường hô hấp. Trẻ em nếu hít phải khói thuốc lá sớm, liên tục thường có nguy cơ mắc viêm phế quản mãn tính.

Trẻ sống trong môi trường độ ẩm cao

Độ ẩm cao là một trong những môi trường lý tưởng để các loại nấm mốc sinh sôi gây hại đến sức khỏe của trẻ nhỏ. Môi trường này có nguy cơ cao mắc các bệnh về đường hô hấp đặc biệt là viêm phế quản.

2. NHẬN BIẾT TRẺ BỊ VIÊM PHẾ QUẢN

Trẻ mắc  viêm phế quản thường trải qua 2 giai đoạn chính, mỗi giai đoạn lại có các biểu hiện khác nhau mà bạn cần trang bị đầy đủ để phát hiện bệnh, điều trị kịp thời.

Giai đoạn khởi phát

Đây là giai đoạn ban đầu của bệnh với các biểu hiện sốt nhẹ, sốt cao, quấy khóc, khó chịu và chán ăn. Bên cạnh đó là dấu hiệu viêm đường hô hấp trên, trẻ ngạt mũi, chảy nước mũi, ho. Ngoài ra trong giai đoạn này có trẻ còn có biểu hiện rối loạn tiêu hóa, nôn trớ, tiêu chảy,...

Giai đoạn toàn phát

Đây là giai đoạn phát tán của bệnh với các biểu hiện rõ ràng như:

  • Dấu hiệu nhiễm khuẩn:  Hiện tượng nhiễm khuẩn ở trẻ với các biểu hiện rõ ràng, hiện tượng sốt cao có thể rất cao và không phản ứng với thuốc hạ sốt, miếng dán hạ sốt,... Trẻ mệt mỏi, quấy khóc, khô môi, lưỡi bẩn,...
  • Ho nhiều: Hiện tượng trẻ ho khan, ho liên tục xuất hiện đờm và chảy nước mũi 
  • Nhịp thở nhanh: Bạn có thể dễ dàng theo dõi được nhịp thở của trẻ nhanh hơn bình thường. Cùng với đó là hiện tượng khó thở, cánh mũi phập phồng, đầu gật gù theo nhịp thở. Trong các trường hợp nặng, xuất hiện nhịp thở trẻ không đều, cơn ngừng thở nguy hiểm đến sức khỏe của trẻ.
  • Tím tái xuất hiện: Hiện tượng tím tái thường xuất hiện ở lưỡi, môi và các đầu ngón chân và tay.

3. CÁCH CHĂM SÓC VÀ ĐIỀU TRỊ TRẺ BỊ VIÊM PHẾ QUẢN

Viêm phế quản là bệnh có thể chữa khỏi nếu phát hiện sớm trong giai đoạn khởi phát. Bên cạnh đó việc phát hiện nguyên nhân gây bệnh giúp điều trị nhanh chóng và hiệu quả nhất. Thông thường, viêm phế quản diễn biến và tự cải thiện từ 7 -10 ngày. Bậc phụ huynh cần chú ý đến cách chăm sóc và theo dõi sức quả để có biện pháp điều trị phù hợp:

  • Vệ sinh mũi cho trẻ: Làm sạch mũi cho trẻ nhiều lần mỗi ngày bằng nước muối sinh lý giúp loại bỏ vi khuẩn và các chất độc hại tồn đọng tại mũi của trẻ.
  • Giữ ấm cơ thể bé: Giữ ấm cơ thể tránh viêm phế quản lan sang gây viêm phổi.
  • Chườm ấm và sử dụng thuốc hạ sốt theo chỉ dẫn của bác sĩ: Nên chườm ấm để hạ nhiệt của cơ thể bé. Bên cạnh đó theo dõi nhiệt độ cơ thể trẻ thường xuyên đặc biệt vào ban đêm. Khi trẻ sốt cao, bạn có thể cho trẻ uống thuốc hạ sốt theo chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Không tự ý sử dụng thuốc kháng sinh: Viêm phế quản ở trẻ nếu do virus gây ra thì kháng sinh không có hiệu quả trong điều trị bệnh. Chính vì vậy cha mẹ tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc kháng sinh cho trẻ dễ dẫn đến các hệ lụy cho sau này.
  • Cho trẻ uống nước đầy đủ: Uống nước đầy đủ là một trong những cách giúp hạ sốt và làm giảm tình trạng tắc nghẽn đường hô hấp. 
  • Sử dụng mật ong giúp giảm ho: Đây là cách giúp giảm ho hiệu quả và an toàn cho trẻ. Bạn có thể pha mật ong với nước ấm hoặc dùng trực tiếp. Mật ong giúp làm dịu cổ họng hiệu quả, cùng với đó là tính kháng virus, kháng khuẩn loại bỏ mầm mống gây bệnh. Sử dụng mật ong chỉ được áp dụng cho trẻ trên 1 tuổi bố mẹ hết sức lưu ý.
  • Chế độ ăn hợp lý: Chăm sóc trẻ bị viêm phế quản cần có chế độ ăn phù hợp, cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng đặc biệt là nhóm chất giàu vitamin A, C, E,... Và cho trẻ ăn thức ăn lỏng như cháo, súp,... hạn chế ăn mặn, cho trẻ ăn nhạt để tốt cho sức khỏe.

Khi trẻ có các biểu hiện bất thường không thể kiểm soát, cha mẹ cần đưa trẻ đến các địa chỉ y tế gần nhất được thăm khám và điều trị. Đa khoa Quốc tế Việt - Nga là một trong những địa chỉ uy tín mà bạn có thể đưa trẻ đến khám các bệnh nhi khoa. Với đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm cùng hệ thống y tế hiện đại giúp điều trị hiệu quả. 

Qua bài viết hy vọng cung cấp cho bạn đọc những thông tin bổ ích về bệnh viêm phế quản ở trẻ, cách chăm sóc và điều trị. Mọi thắc mắc hay cần được hỗ trợ, quý khách có thể liên hệ tới HOTLINE 0911971155 | 0931333526 | 1900 3130 được tư vấn nhanh chóng.

Bài trước Bài sau
0911971155 Đặt lịch