Bắt bệnh viêm họng ở trẻ sơ sinh chuẩn xác không thể bỏ qua

Viêm họng ở trẻ sơ sinh nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời rất dễ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm nghiêm trọng sau này. Chính vì vậy, việc phát hiện các dấu hiệu bệnh ở trẻ nhỏ là điều cấp thiết mà bố mẹ không thể bỏ qua. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để biết được biểu hiện và cách chăm sóc phòng bệnh tốt nhất cho trẻ.

1.  VIÊM HỌNG Ở TRẺ SƠ SINH DO ĐÂU?

Đặc điểm của thời tiết nắng nóng vào mùa hè là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến viêm họng ở trẻ nhỏ. Trời nóng khiến trẻ bị ra mồ hôi nhiều bên cạnh đó, sức đề kháng của cơ thể trẻ giảm sút rất dễ tạo điều kiện để bệnh phát triển.

Bên cạnh đó việc sử dụng các thiết bị làm mát như quạt, điều hòa không đúng cách cũng khiến trẻ dễ mắc bệnh. Niêm mạc bị mất nước, họng và mũi khô do ngồi nhiều giờ trong phòng điều hòa khiến hệ tiêu hóa của trẻ yếu ớt.
Các loại vi khuẩn, virus, vi nấm hoặc tác động của môi trường là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng viêm họng ở trẻ mà bạn không thể bỏ qua.

2. BIỂU HIỆN VIÊM HỌNG Ở TRẺ SƠ SINH ĐIỂN HÌNH

Trẻ bị viêm họng có thể nhận biết qua các dấu hiệu, biểu hiện như:

  • Sốt cao: Khi bị viêm họng, trẻ nhỏ thường có biểu hiện sốt cao đột ngột lên đến 39 - 40 độ C. Đi kèm với sốt cao thường có các triệu chứng khác như ho, ngạt mũi một bên hoặc cả hai, trẻ bị đau họng hoặc rát họng. Những triệu chứng này được nhận biết qua hành động bỏ bữa của trẻ, trẻ bỏ bú hoặc giảm bú sữa. Trẻ không chịu chơi, hay quấy khóc hoặc nằm một chỗ mệt mỏi,...
  • Nổi hạch: Với những bé bị viêm họng ở tình trạng nghiêm trọng có thể xuất hiện thêm dấu hiệu nổi hạch trên cổ. Hạch có khả năng viêm, sưng di động và có đau khi ấn vào khiến trẻ khó chịu.

Ngoài ra một số trường hợp, viêm họng làm trẻ bị đau nhức trong tai, kèm theo dấu hiệu chảy nước mũi nhầy, ho khan, môi khô,...Những biểu hiện này xuất hiện ở trẻ cần được phát hiện sớm và có phương pháp điều trị phù hợp tránh xảy ra các biến chứng như: viêm amidan, viêm thanh quản, viêm phế quản, viêm tai,... nguy hiểm nhất là nhiễm khuẩn huyết.

3. CÁCH CHĂM SÓC TRẺ KHI VIÊM HỌNG

Trẻ bị viêm họng thường quấy khóc và biếng ăn khiến bậc cha mẹ lo lắng. Trong trường hợp này bậc phụ huynh cần trang bị kiến thức đầy đủ để có thể chăm sóc em bé tốt nhất:

  • Để trẻ nghỉ ngơi, thư giãn: Giúp cơ thể thoải mái và giảm bớt tình trạng uể oải, mệt mỏi,... Giữ ấm cơ thể: Khi bị viêm họng cha mẹ nên giữ ấm cơ thể bé nhất là bộ phận cổ, bàn tay, bàn chân.
  • Tăng cường sức đề kháng: Bổ sung chất dinh dưỡng cho trẻ để trẻ có thể chống lại các bệnh. Các loại thực phẩm giàu vitamin C và kẽm là dưỡng chất không thể thiếu giúp giảm tình trạng đau họng và nâng cao hệ miễn dịch của trẻ.
  • Không tự ý sử dụng thuốc kháng sinh: Bậc phụ huynh cần chú ý không tự ý sử dụng thuốc, đặc biệt là thuốc kháng sinh cho trẻ khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Cần cho bé đi khám bác sĩ và thực hiện theo đúng chỉ định của bác sĩ.

4. PHÒNG TRÁNH VIÊM HỌNG Ở TRẺ SƠ SINH

Để đảm bảo sức khỏe của trẻ nhỏ, bố mẹ không thể bỏ qua các cách phòng tránh hữu hiệu dưới đây:

  • Tránh để trẻ đổ mồ hôi quá nhiều: Vào mùa hè nóng nực, cần hạn chế các hoạt động ngoài trời để tránh đổ mồ hôi quá nhiều. Bên cạnh đó không nên mặc nhiều quần áo khiến trẻ nóng và đổ nhiều mồ hôi. Việc đổ mồ hôi dễ dẫn đến trẻ bị nhiễm lạnh và hiện tượng viêm họng xuất hiện. Bạn nên cho trẻ mặc quần áo chất liệu cotton giúp thấm hút mồ hôi dễ dàng.
  • Không tắm ngay cho trẻ sau khi hoạt động: Sau khi trẻ hoạt động ở môi trường bên ngoài không ít phụ huynh có suy nghĩ tắm cho trẻ để cơ thể trẻ sạch sẽ, loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn. Nhưng đây là sai lầm dễ làm cơ thể trẻ bị thay đổi thân nhiệt đột ngột dẫn đến viêm họng.
  • Không để quạt trực tiếp vào người trẻ: Việc sử dụng quạt thẳng vào người trẻ để làm mát rất dễ dẫn đến viêm họng. Khi sử dụng quạt, bạn không nên bật quạt trực tiếp vào vùng mặt của trẻ. Nên sử dụng quạt hướng vào phía dưới chân. Ngoài ra có thể để quạt quay phía bên ngoài màn tránh quạt trực tiếp vào người nhất là mặt của trẻ.
  • Nhiệt độ phòng điều hòa: Khi sử dụng điều hòa cần đảm bảo nhiệt độ vừa phải không được để quá lạnh. Nhiệt độ phòng điều hòa cho trẻ nên từ 25-27 độ C. Bên cạnh đó tránh để trẻ di chuyển ra bên ngoài phòng điều hòa quá nhiều dẫn đến hiện tượng chênh lệch nhiệt độ khiến trẻ dễ mắc bệnh.
  • Đảm bảo cho trẻ có chế độ ăn uống khoa học và phù hợp: Bên cạnh đó cân bằng đầy đủ nhóm dinh dưỡng bao gồm chất đạm, tinh bột, rau củ quả,... Ngoài ra, tăng cường bổ sung thêm các thực phẩm giàu vitamin nhóm C giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể trẻ. 
  • Giữ gìn vệ sinh răng miệng cho trẻ: Việc giữ gìn vệ sinh răng miệng giúp loại bỏ các loại vi khuẩn gây hại cho cơ thể.

Tại đa khoa Quốc tế Việt - Nga có chuyên khoa Nhi thực hiện thăm khám và điều trị hiệu quả các bệnh lý của trẻ nhỏ. Với đội ngũ bác sĩ chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm từng công tác tại các bệnh viện lớn trực tiếp thăm khám chữa bệnh cho trẻ. Cơ sở vật chất hiện đại đáp ứng tối đa nhu cầu thăm khám bệnh cho trẻ. Bên cạnh đó phòng khám áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế theo quy định của Nhà nước giúp bạn có thể áp dụng khi khám chữa bệnh cho trẻ. Ngoài ra đặt lịch thăm khám nhanh chóng dễ dàng giúp bạn tiết kiệm tối đa thời gian.

Hy vọng bài viết cung cấp thông tin bổ ích giúp bậc cha mẹ không lo lắng, lúng túng khi viêm họng ở trẻ sơ sinh. Mọi thắc mắc hay cần được tư vấn chi tiết nhất, quý khách hãy nhấc máy liên hệ tới Hotline 0931 333 526 để được hỗ trợ nhanh chóng.

Bài trước Bài sau
1900 3130 Đặt lịch