BỆNH SUY TIM: 5 DẤU HIỆU VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA

Tim là bộ phận giữ chức năng bơm máu đến mọi nơi trong cơ thể. Có thể bạn thấy thuật ngữ Suy tim rất quen thuộc, nhưng suy tim không có nghĩa là trái tim của bạn ngừng đập, mà nó xảy ra khi trái tim của bạn yếu ớt hơn so với một trái tim khỏe mạnh. Để nhận biết được dấu hiệu suy tim, nguyên nhân và làm sao để điều trị suy tim chi tiết hơn, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

1. Suy tim là bệnh gì?

Suy tim là khả năng co bóp của trái tim bị yếu đi nên khả năng bơm máu đi nuôi cơ thể không hiệu quả, máu vận chuyển qua tim và khắp cơ thể cũng chậm hơn nhiều so với bình thường. Căn nguyên của bệnh bắt nguồn từ sự bất thường trong cấu trúc hoặc chức năng của tim. 

Số đông trường hợp là suy tim ứ huyết vì lưu lượng máu đến các cơ quan trong cơ thể bị giảm đi, nước bị ứ trệ tại các cơ quan. Những người mắc một số bệnh lý ngoài tim như: huyết áp cao, mất máu cấp gây thiếu máu, cường giáp, tan máu cấp,... hay rối loạn nhịp tim có nguy cơ bị suy tim rất cao.

2. Những triệu chứng sớm bệnh suy tim cần ghi nhớ

2.1. Khó thở

Đây là một trong những triệu chứng sớm bệnh suy tim vì hầu hết bệnh nhân đều trải qua hiện tượng này, đặc biệt là khi ở tư thế thấp đầu hay nằm, khi gắng sức. Chính vì bị suy tim nên người bệnh có cảm giác tức thở, thở gấp, hồi hộp, hụt hơi. 

Bệnh tiến triển càng nặng thì mức độ khó thở càng tăng lên, thậm chí chỉ cần bước lên bậc thềm hay tự kỳ cọ và tự tắm giặt thôi cũng khó thở. Mức độ cao nhất là ngay cả khi ngồi nghỉ người bệnh cũng bị khó thở.

Nguyên nhân của tình trạng này là do tim bị suy yếu nên không thể hút được máu từ phổi về dẫn đến tình trạng ứ huyết ở phổi. Lúc này, phổi mất tính đàn hồi và cứng nên các cơ thở phải mất rất nhiều sức mới khiến cho phổi giãn ra cho không khí lọt vào được. Hệ quả của nó chính là người bệnh bị khó thở.

2.2. Ngực đau thắt

Những người bị suy tim nếu gắng sức thì sẽ thường xuyên bị đau ngực trái trước tim hoặc có cảm giác tức và nặng ngực, ngực như bị thắt nghẹn và bị ép. Rất ít khi bệnh nhân suy tim có hiện tượng đau nhói ngực như dao đâm. 

2.3. Có hiện tượng phù nề

Sở dĩ nói phù nề là triệu chứng sớm bệnh suy tim vì bệnh lý này khiến cho trái tim bị suy giảm chức năng, giảm lưu lượng máu tống đi, máu theo tĩnh mạch về tim bị ứ lại. Chính những điều này làm cho mao mạch căng lên, dịch bị thoát qua thành mao mạch để đến các bộ phận lân cận và kết quả là phù.

2.4. Ho khan

Nếu bị ho khan kéo dài mà chưa tìm ra nguyên nhân thì đây cũng có thể là triệu chứng sớm của bệnh suy tim. Đặc điểm khi ho của bệnh nhân suy tim là khó khạc ra đờm và ho khan. Do ho kéo dài nên người bệnh bị mất ngủ dẫn đến mệt mỏi và bị khàn tiếng. Bệnh càng nặng thì cơn ho càng dễ xuất hiện, ho nhiều nhất khi nằm xuống và muốn dễ chịu thì phải ngồi hẳn dậy.

2.5. Mệt mỏi

Không giống như tình trạng mệt mỏi ở nhiều bệnh lý khác, sự mệt mỏi ở người bị suy tim ảnh hưởng ngày càng nghiêm trọng đến sinh hoạt thường ngày của người bệnh. Việc tim bị suy yếu chức năng sẽ khiến cho càng ngày việc thực hiện hoạt động bình thường của bệnh nhân càng trở nên khó khăn, họ rất nhanh bị kiệt sức. Có không ít trường hợp dù chỉ bước đi thôi cũng cảm thấy rất mệt mỏi.

Nguyên nhân của tình trạng mệt mỏi ấy là do lượng máu bơm đi ngày càng thiếu hụt và không có đủ máu cung cấp đến mọi cơ quan trong cơ thể. Người bệnh mệt mỏi vì thiếu máu nên luôn thấy khó khăn trong mọi hoạt động. Ngoài ra, người bệnh còn bị suy nhược cơ thể, chóng mặt, giảm trí nhớ, đau đầu,...

3. Một số điều cần lưu ý

Bên cạnh những triệu chứng sớm bệnh suy tim trên đây thì khi có những biểu hiện sau, tốt nhất người bệnh nên đến gặp bác sĩ thăm khám càng sớm càng tốt:

- Bỗng nhiên tăng cân nhanh không rõ lý do.

- Thường xuyên bị khó thở, đánh trống ngực, hồi hộp, ngất.

- Khi thực hiện các hoạt động sinh hoạt hay luyện tập thường ngày hay cảm thấy mệt mỏi, khó thở.

4. Biến chứng của bệnh suy tim

Bệnh suy tim có thể gây nên rất nhiều biến chứng nguy hiểm cho sự sống như: nhồi máu cơ tim, đột quỵ, đột tử, suy gan, hạ huyết áp, tràn dịch màng phổi, suy thận,... Vì thế, càng phát hiện và chẩn đoán bệnh sớm thì việc điều trị bệnh càng giảm được tỷ lệ tử vong và cải thiện hiệu quả chất lượng cuộc sống cho người bệnh.

5. Cách phòng ngừa bệnh suy tim 

Muốn phòng ngừa hiệu quả bệnh suy tim, cách tốt nhất là kiểm soát các điều kiện và yếu tố nguy cơ gây ra bệnh như: cao huyết áp, động mạch vành, đái tháo đường, béo phì, cholesterol cao,... Ngoài ra, các biện pháp sau cũng sẽ giúp phòng ngừa bệnh lý này:

- Khám sức khỏe định kỳ 6 tháng - 1 năm/lần để phát hiện sớm dấu hiệu tiềm ẩn của bệnh hoặc bệnh lý có thể gây ra suy tim.

- Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể, nhất là hoa quả tươi và rau xanh, các loại chất chống oxy hoá, vitamin và thực phẩm giàu kali, tránh dùng muối quá 2g/ngày.

- Nói không với đồ uống có cồn, không hút thuốc lá.

- Tập luyện đều đặn hàng ngày với cường độ vừa sức rồi tăng dần ít một nhưng không quá sức chịu đựng của cơ thể; tránh các bài tập đối kháng hay hoạt động thể lực mạnh.

- Những người bị suy tim cần tuân thủ đúng phác đồ điều trị của bác sĩ đồng thời chú ý tái khám đúng hẹn hay khi đã dùng thuốc mà triệu chứng bệnh không cải thiện.

ĐA KHOA QUỐC TẾ VIỆT - NGA
ВЬЕТНАМСКО- РОССИЙСКАЯ МЕЖДУНАРОДНАЯ МНОГОПРОФИЛЬНАЯ КЛИНИКА

Địa chỉ: Số 4-5 nhà C2, Làng Quốc tế Thăng Long, Dịch Vọng, Cầu Giấy, Hà Nội (Link Google Maps)
Hotline: 1900 3130
ZaloOA: https://zalo.me/ytevietnga
GMap: https://goo.gl/maps/6xumLezfPRU6YPhV6

*** Khi có những biểu hiện bất thường, bạn cần đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và có biện pháp điều trị kịp thời. Để được tư vấn và đặt lịch thăm khám tại Đa khoa Quốc tế Việt - Nga, Quý khách vui lòng liên hệ Hotline 1900 3130.

#bệnh_suy_tim #Острое_сердечно-сосудистое_заболевание #Нестабильная_стенокардия #Стабильная_стенокардия #Гладить #Медленная_аритмия #Мерцательная_аритмия #Низкая_частота_сердечных_сокращений #Сердечная_недостаточность #Низкое_кровяное_давление #Гипертония

 

Bài trước Bài sau
1900 3130 Đặt lịch