BỆNH THIẾU MÁU CÓ NGUY HIỂM KHÔNG? NGUYÊN NHÂN DO ĐÂU?

Theo các kết quả thống kê, hiện nay trung bình có đến 1⁄3 dân số thế giới ở trong tình trạng thiếu máu. Tuy nhiên có rất nhiều người không biết về những hệ lụy của tình trạng này. Vậy thiếu máu có nguy hiểm không?

1. Thiếu máu là gì?

Thiếu máu là thuật ngữ diễn tả tình trạng số lượng hồng cầu và huyết sắc tố thấp hơn so với tiêu chuẩn bình thường. Huyết sắc tố hay hemoglobin bản chất là một loại protein, thành phần còn rất giàu chất sắt và đóng vai trò hỗ trợ hồng cầu mang oxy từ phổi đến các cơ quan trong cơ thể. Thiếu hụt hay giảm số lượng hemoglobin là cơ chế quan trọng nhất dẫn đến bệnh lý thiếu máu và khiến người bệnh luôn cảm thấy cơ thể mệt mỏi, suy yếu, hay bị chóng mặt và đau đầu do quá trình cung cấp oxy cho các mô bị suy giảm.

Thiếu máu có nguy hiểm không? Bệnh lý này không bỏ qua bất kể đối tượng nào, bao gồm nam giới, nữ giới, trẻ em hay người cao tuổi. Do đó, tình trạng thiếu máu có thể gặp ở rất nhiều bệnh lý khác nhau, bao gồm nội ngoại khoa, sản khoa, nhi khoa và một số chuyên khoa nhỏ khác. Bệnh thiếu máu nếu để kéo dài mà không được điều trị phù hợp có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm như suy tim, thiếu máu não...

2. Các mức độ thiếu máu:

Việc xếp loại thiếu máu chủ yếu dựa vào nồng độ huyết sắc tố:

– Thiếu máu nhẹ: Huyết sắc tố từ 90 đến 120 g/L.

– Thiếu máu vừa: Huyết sắc tố từ 60 đến dưới 90 g/L.

– Thiếu máu nặng: Huyết sắc tố từ 30 đến dưới 60 g/L.

– Thiếu máu rất nặng: Huyết sắc tố dưới 30 g/L.

3. Biểu hiện, triệu chứng của thiếu máu

Với các trường hợp thiếu máu nhẹ hoặc bệnh diễn tiến chậm, bạn có thể không có triệu chứng hoặc triệu chứng bệnh diễn tiến thoáng qua. Với các trường hợp thiếu máu ở mức độ trung bình hơn, các triệu chứng có thể xảy ra bao gồm:

  • Ù tai, hoa mắt, chóng mặt thường xuyên, khi thay đổi tư thế hoặc gắng sức;

  • Đột ngột ngất lịm, đặc biệt hay gặp ở người bị thiếu máu nhiều;

  • Thiếu máu toàn thân có thể dẫn đến thiếu máu não, vậy thiếu máu não có nguy hiểm không. Các dấu hiệu thiếu máu lên não như đau đầu, suy giảm trí nhớ, mất ngủ hoặc ngủ gà, thay đổi tính khí, hay cáu gắt, tê tay chân, suy giảm sức lao động (cả về trí óc lẫn chân tay);

  • Hồi hộp, đánh trống ngực, có thể khó thở;

  • Chán ăn, đầy bụng, ăn khó tiêu hoặc đau bụng, tiêu chảy, táo bón;

  • Da xanh xao, niêm mạc nhợt nhạt hoặc các trường hợp thiếu máu huyết tán có thể kèm theo da và niêm mạc vàng;

  • Sạm da và niêm mạc nếu thiếu máu do rối loạn chuyển hóa chất sắt. Màu sắc niêm mạc phản ánh chính xác tình trạng thiếu máu hơn màu sắc da;

  • Lưỡi nhạt máu hoặc hơi vàng trong thiếu máu tán huyết, bựa bẩn khi thiếu máu do nhiễm trùng nặng, lưỡi đỏ lừ và dày lên trong thiếu máu Biermer;

  • Gai lưỡi mòn hay mất khiến lưỡi nhẵn bóng kèm theo vết ấn răng, gặp trong thiếu máu mạn và nhược sắc;

  • Rụng tóc, móng tay giòn dễ gãy, chân móng bẹt hoặc lõm, màu đục, có khía...;

  • Tim đập nhanh có thể tạo nên tiếng thổi tâm thu do thiếu máu.

Quá trình chẩn đoán, phân loại và xác định nguyên nhân của tình trạng thiếu máu cần dựa vào các biểu hiện lâm sàng và kết quả xét nghiệm cận lâm sàng. Tuy nhiên, các xét nghiệm vẫn đóng vai trò quan trọng và quyết định hơn. Các xét nghiệm thường sử dụng để chẩn đoán thiếu máu bao gồm:

  • Công thức máu toàn bộ: Kết quả cho biết số lượng các tế bào máu (như hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu), nồng độ, khối lượng, kích thước trung bình, sự thay đổi kích thước của huyết sắc tố hemoglobin trong tế bào hồng cầu;

  • Một số xét nghiệm chuyên sâu hơn sẽ được chỉ định khi công thức máu cho thấy tình trạng thiếu máu, bao gồm kiểm tra hemoglobin, đếm hồng cầu lưới, định lượng nồng độ sắt dự trữ trong cơ thể và trong các tế bào máu.

4. Bệnh lý thiếu máu có nguy hiểm không?

Việc thiếu hụt huyết sắc tố hay tế bào hồng cầu có thể chỉ gây ra các dấu hiệu bất thường trong một thời gian ngắn và người bệnh sẽ có thể phục hồi khi các quá trình trong cơ thể được cân bằng lại. Tuy nhiên, đa số trường hợp thiếu máu sẽ trở thành một căn bệnh, từ đó gây nhiều ảnh hưởng đến chức năng của tất cả cơ quan trong cơ thể con người.

Thiếu máu có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng như:

  • Cảm thấy mệt mỏi, không đủ sức khỏe để thực hiện các hoạt động bình thường, chóng mặt và khó tập trung. 

  • Những người bị thiếu máu thường bị đau ngực, nhức đầu hoặc khó thở, da nhợt nhạt tái xanh.

  • Tăng nguy cơ mắc các bệnh lý khác. Điều này là do cơ thể không đủ máu để nuôi dưỡng các cơ quan trong cơ thể cũng như thiếu máu làm suy giảm hệ thống miễn dịch – hệ thống phòng thủ tự nhiên của cơ thể.

  • Phụ nữ mang thai bị thiếu máu dễ gặp các biến chứng thai kỳ như sinh non, sảy thai, trầm cảm sau sinh, trẻ sinh ra chậm phát triển,… 

  • Trẻ em bị thiếu máu có thể bị chậm tăng cân, kém phát triển, khó tiếp thu và ghi nhớ các bài học trên trường,…

  • Với trường hợp thiếu máu cấp tính, người bệnh có thể bị sốc giảm thể tích do xuất huyết đáng kể. Do thể tích máu giảm, tình trạng thiếu oxy ở mô có thể xảy ra, dẫn đến tổn thương cơ quan đích. Người bệnh có thể bị suy tim, suy thận, suy hô hấp,… hoặc các tổn thương nội tạng khác.

Nếu không kịp thời điều trị, thiếu máu mạn tính nghiêm trọng hoặc thiếu máu cấp tính đều có thể làm tăng nguy cơ tử vong. Người bệnh không nên chần chừ trong việc thăm khám và điều trị nếu có các triệu chứng nghi ngờ thiếu máu. 

Do đó, Khi có những biểu hiện bất thường, bạn cần đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và có biện pháp điều trị kịp thời. Để được tư vấn và đặt lịch thăm khám tại Đa khoa Quốc tế Việt - Nga, Quý khách vui lòng liên hệ Hotline 1900 3130.

ĐA KHOA QUỐC TẾ VIỆT - NGA
ВЬЕТНАМСКО- РОССИЙСКАЯ МЕЖДУНАРОДНАЯ МНОГОПРОФИЛЬНАЯ КЛИНИКА

- Địa chỉ: Số 4-5 nhà C2, Làng Quốc tế Thăng Long, Dịch Vọng, Cầu Giấy, Hà Nội (Link Google Maps)
- Hotline: 1900 3130
- ZaloOA: https://zalo.me/ytevietnga
- GMap: https://goo.gl/maps/6xumLezfPRU6YPhV6

#thiếu_máu #trào_ngược_dạ_dày #trào_ngược_thực_quản #tầm_soát_ung_thư #боли_в_эпигастральной_области #Тошнота #Диарея #Анемия #желудочный_рефлюкс #пищеводный_рефлюкс #скрининг_рака #Удаление_полипа_толстой_кишки #колоноскопия #Вздутие_живота #опухоль #рак_желудка #Желудочно_кишечная_эндоскопия #гастроскопия #колоноскопия #желудочно_кишечное_кровотечение #дефекация_без_контроля

 

Bài trước Bài sau
1900 3130 Đặt lịch