NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ XUẤT HUYẾT TIÊU HÓA

Xuất huyết tiêu hóa là tình trạng nguy hiểm, có thể nguy hiểm đến tính mạng người bệnh nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Xuất huyết tiêu hóa được chia thành xuất huyết tiêu hóa trên và xuất huyết tiêu hóa dưới, trong đó hay gặp hơn là xuất huyết tiêu hóa trên.

1. Xuất huyết tiêu hóa là gì?

Xuất huyết tiêu hóa là một tình trạng trong đó có sự xuất hiện của máu trong tiêu hóa. Điều này có thể xảy ra ở nhiều vị trí khác nhau trong hệ tiêu hóa, bao gồm dạ dày, ruột non, ruột già và hậu môn.

Nguyên nhân có thể bao gồm viêm, tổn thương hoặc các vấn đề khác ảnh hưởng đến các mạch máu trong hệ tiêu hóa. Xuất huyết tiêu hóa có thể gây ra các triệu chứng như nôn mửa có máu, phân tươi hoặc đen do máu, và đau bụng. Điều quan trọng là tìm hiểu nguyên nhân cụ thể của xuất huyết tiêu hóa và điều trị phù hợp dựa trên tình trạng của bệnh nhân.

2. Phân loại và nguyên nhân xuất huyết tiêu hóa

Xuất huyết có thể xảy ra ở bất kỳ cơ quan nào trong đường tiêu hóa. Dựa vào vị trí xuất huyết người ta chia thành xuất huyết tiêu hóa trên và xuất huyết tiêu hóa dưới. 

Nếu xuất huyết xảy ra trong thực quản, dạ dày hoặc phần đầu của ruột non (tá tràng) thì đó được gọi là xuất huyết tiêu hóa trên. Nếu xuất huyết ở phần dưới ruột non, ruột già, trực tràng hoặc hậu môn thì được gọi là xuất huyết tiêu hóa dưới.

3. Các triệu chứng xuất huyết tiêu hóa

Xuất huyết đường tiêu hóa thường có các biểu hiện bao gồm:

  • Phân lẫn máu, phân sẫm màu

  • Lau giấy có dính máu

  • Nôn ra máu

  • Xanh xao

  • Chóng mặt

  • Mệt mỏi

  • Đau ngực

  • Đau bụng

  • Vã mồ hôi, chân tay yếu

  • Tụt huyết áp, ngất xỉu nếu xuất huyết trầm trọng

4. Các nguyên nhân xuất huyết tiêu hóa

Xuất huyết tiêu hóa có thể đến từ nhiều nguyên nhân. Trong đó, nguyên nhân xuất huyết tiêu hóa trên thường bao gồm:

  • Loét dạ dày tá tràng: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất của xuất huyết tiêu hóa trên (cao). Loét dạ dày là tình trạng vết loét phát triển trên niêm mạc dạ dày và phần trên của ruột non. Chúng được hình thành do axit trong dạ dày, vi khuẩn hoặc do sử dụng thuốc chống viêm làm tổn thương lớp niêm mạc gây ra.

  • Hội chứng Mallory-Weiss: Đặc trưng bởi xuất huyết do rách thực quản vì ói oẹ nhiều và quá mạnh và hay gặp nhất ở những người uống bia rượu và bị ói liên tục.

  • Giãn tĩnh mạch thực quản: Giãn tĩnh mạch thực quản có thể gây xuất huyết do vỡ các tĩnh mạch trướng giãn. Tình trạng này thường xảy ra ở những người mắc bệnh xơ gan nặng, giai đoạn cuối.

  • Viêm thực quản: Viêm thực quản thường do bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) gây ra. Những người bị viêm thực quản cũng có khả năng bị xuất huyết tiêu hóa.

Nguyên nhân xuất huyết tiêu hóa dưới (thấp) thường bao gồm:

  • Bệnh túi thừa: Sự phát triển của các túi nhỏ, phình ra trong đường tiêu hóa hình thành nên các túi thừa. Viêm túi thừa có thể gây xuất huyết đường tiêu hóa dưới.

  • Bệnh viêm ruột (IBD): Viêm loét đại tràng và bệnh Crohn… đều có thể gây xuất huyết tiêu hóa.

  • Khối u: Các khối u ác tính hoặc lành tính hoặc ung thư thực quản, dạ dày, ruột kết hoặc trực tràng có thể làm suy yếu lớp niêm mạc của đường tiêu hóa và gây chảy máu.

  • Loạn sản mạch máu, các dị dạng mạch máu. Gây chảy máu ồ ạt nhiều khi khó tìm thấy nơi xuất phát.

  • Bệnh trĩ: Đây là những tĩnh mạch sưng phồng ở hậu môn hoặc trực tràng dưới, tương tự như chứng giãn tĩnh mạch và có thể gây xuất huyết tiêu hóa.

  • Nứt ở hậu môn: Nứt hậu môn cũng có thể gây xuất huyết tiêu hóa

  • Viêm niêm mạc trực tràng (Proctitis): Viêm niêm mạc trực tràng có thể gây chảy máu trực tràng.

5. Làm gì khi bị xuất huyết tiêu hóa?

Khi phát hiện xuất huyết tiêu hóa, cần xử trí ngay và sớm đưa bệnh nhân tới cơ sở y tế tránh biến chứng nguy hiểm.

Xuất huyết tiêu hóa là cấp cứu nội khoa nguy hiểm, nếu chậm trễ và xử lý không đúng cách có thể ảnh hưởng đến tính mạng. Do đó, bên cạnh việc xử lý ngay khi phát hiện xuất huyết tiêu hóa, người có nguy cơ cao cần thường xuyên thăm khám định kỳ, có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi phù hợp.

*** Khi có những biểu hiện bất thường, bạn cần đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và có biện pháp điều trị kịp thời. Để được tư vấn và đặt lịch thăm khám tại Đa khoa Quốc tế Việt - Nga, Quý khách vui lòng liên hệ Hotline 1900 3130.

ĐA KHOA QUỐC TẾ VIỆT - NGA

ВЬЕТНАМСКО- РОССИЙСКАЯ МЕЖДУНАРОДНАЯ МНОГОПРОФИЛЬНАЯ КЛИНИКА

Địa chỉ: Số 4-5 nhà C2, Làng Quốc tế Thăng Long, Dịch Vọng, Cầu Giấy, Hà Nội (Link Google Maps)

Hotline: 1900 3130

ZaloOA: https://zalo.me/ytevietnga

GMap: https://goo.gl/maps/6xumLezfPRU6YPhV6

#xuất_huyết_tiêu_hóa #боли_в_эпигастральной_области #Тошнота #Диарея #Анемия #желудочный_рефлюкс #пищеводный_рефлюкс #скрининг_рака #Удаление_полипа_толстой_кишки #колоноскопия #Вздутие_живота #опухоль #рак_желудка #Желудочно_кишечная_эндоскопия #гастроскопия #колоноскопия #желудочно_кишечное_кровотечение #дефекация_без_контроля

 

Bài trước Bài sau
1900 3130 Đặt lịch