UNG THƯ DẠ DÀY: DẤU HIỆU NHẬN BIẾT SỚM VÀ ĐIỀU TRỊ KỊP THỜI

Ung thư dạ dày có thể xảy ra ở mọi giới và mọi lứa tuổi, song phổ biến nhất là ở những người từ 50 tuổi trở lên. Nam giới có tỷ lệ mắc ung thư dạ dày cao hơn phụ nữ. Khả năng chữa khỏi bệnh đến 90% nếu được phát hiện sớm từ giai đoạn khởi phát.

1. Ung thư dạ dày là gì?

Ung thư dạ dày là một trong những ung thư phổ biến trên thế giới, tỷ lệ mắc đứng thứ 3 ở nam và đứng thứ 4 ở nữ. Tỷ lệ mắc chuẩn theo tuổi của nam giới gấp 2 lần nữ giới.

Bệnh liên quan đến vi khuẩn HP (Helicobacter pylori), chế độ ăn uống và một số yếu tố đại lý, môi trường. Bệnh thường diễn biện âm thầm ở giai đoạn sớm nên người bệnh thường được phát hiện khi đã ở giai đoạn muộn.

Ung thư dạ dày xảy ra khi có sự phát triển bất thường của các tế bào trong dạ dày. Sự thay đổi/ phát triển bất thường xuất phát từ vài tế bào và có thể dần dần tiến triển tạo nên tổn thương ung thư dạng chồi sùi hay dạng loét. Quá trình này có thể ít nhất là vài tháng hoặc vài năm. Chính vì vậy, trong giai đoạn đầu hình thành khối u, nếu không tầm soát sớm thì sẽ không thể phát hiện ra bệnh. Bệnh có thể ảnh hưởng đến bất kỳ bộ phận nào của dạ dày, nhưng phổ biến nhất là phần chính của dạ dày (thân dạ dày) và nơi giao nhau của dạ dày – thực quản (thực quản là ống dẫn thức ăn từ miệng xuống dạ dày).

2. Các giai đoạn của ung thư dạ dày

Dựa vào mức độ tổn thương, bệnh ung thư dạ dày được chia thành 5 giai đoạn, bao gồm: 

  • Giai đoạn 0: Các tế bào ung thư mới xuất hiện ở lớp niêm mạc dạ dày. Đây còn được gọi là ung thư biểu mô, là giai đoạn sớm của ung thư dạ dày.

  • Giai đoạn 1: Các tế bào ung thư đã gây tổn thương ở lớp thứ 2 của dạ dày.

  • Giai đoạn 2: Các tế bào ung thư đã xâm lấn qua lớp niêm mạc dạ dày. Giai đoạn này còn được gọi là ung thư dưới cơ.

  • Giai đoạn 3: Các tế bào ung thư đã phát triển vào hạch bạch huyết và các cơ quan khác trong cơ thể.

  • Giai đoạn 4: Ở giai đoạn cuối này các tế bào ung thư đã di căn khắp cơ thể, gây nguy cơ tử vong cao.

3. Nguyên nhân dẫn đến ung thư dạ dày

Nhiễm trùng do vi khuẩn H. pylori (một bệnh nhiễm trùng dạ dày phổ biến đôi khi có thể dẫn đến loét).

  • Polyp dạ dày (sự phát triển bất thường của mô hình thành trên niêm mạc dạ dày).

  • Bệnh viêm loét dạ dày tái đi tái lại, hoặc có tiền căn phẫu thuật các bệnh lý lành tính ở dạ dày.

  • Người từ 50 tuổi trở lên.

  • Đàn ông có nguy cơ mắc ung thư dạ dày cao hơn phụ nữ.

  • Hút thuốc lá, uống rượu bia.

  • Chế độ ăn có nhiều thực phẩm có chứa chất bảo quản, ăn nhiều thức ăn nướng hoặc xông khói/ ngâm muối, ăn ít rau củ quả như đồ ăn lên men, thực phẩm đóng hộp, thịt hun khói.

  • Béo phì.

  • Tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư dạ dày và/ hoặc các hội chứng rối loạn về đường tiêu hóa khác.

  • Người gốc Á (đặc biệt là Hàn Quốc hoặc Nhật Bản), Nam Mỹ hoặc Belarus: Có thể có liên quan đến thói quen ăn uống.

 4. Dấu hiệu nhận biết ung thư dạ dày

Khi có tổn thương ác tính hình thành ở dạ dày, tùy thuộc vào từng giai đoạn của bệnh và vị trí của tổn thương mà người bệnh có thể có các dấu hiệu khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung thì các dấu hiệu này thường khá mơ hồ, không đặc hiệu cho ung thư dạ dày (bởi vì các dấu hiệu này cũng có thể xuất hiện trong các bệnh lý lành tính khác của dạ dày). Các dấu hiệu có thể bao gồm:

4.1. Giai đoạn đầu: Thường được phân chia làm 2 nhóm chính

  • Rối loạn tiêu hóa: Khó nuốt; Ợ hơi, ợ chua, ợ nóng; Cảm giác buồn nôn, nôn.

  • Cảm giác đau: Đau âm ỉ không theo chu kỳ; Đau khi đói; Đau vùng dưới xương ức khi ăn no.

“Do tính chất không đặc hiệu và khá mơ hồ, nên các triệu chứng này rất dễ bị nhầm lẫn với bệnh viêm loét dạ dày, vì vậy người bệnh thường chủ quan không tầm soát bệnh sớm. Đây cũng là lý do bệnh ung thư dạ dày thường được phát hiện muộn, khi đã ở giai đoạn tiến triển và/hoặc di căn.” – Bác sĩ Trần Vương Thảo Nghi nhấn mạnh.

4.2. Giai đoạn tiến triển: Cũng được chia thành các nhóm như sau

  • Rối loạn tiêu hóa: Buồn nôn và ói mửa; Ợ chua thường xuyên; Đầy hơi liên tục; Ăn ít cũng thấy no; Chán ăn.

  • Rối loạn dinh dưỡng do kém/không hấp thu: Sụt cân đột ngột, không rõ lý do; Hoa mắt, chóng mặt; Mệt mỏi đến mức giảm khả năng lao động. 

  • Cảm giác đau: Hay bị đau dữ dội sau khi ăn; Hoặc đau âm ỉ không theo chu kỳ; Đau khi đói; Đau vùng dưới xương ức khi ăn no.

  • Chảy máu ở tổn thương ung thư của dạ dày: Thiếu máu; Phân lẫn máu hoặc phân màu đen; Da vàng.

5. Các biện pháp chẩn đoán bệnh ung thư dạ dày

Bệnh ung thư dạ dày giai đoạn đầu thường rất khó phát hiện vì có các triệu chứng giống như viêm dạ dày. Do đó, muốn phát hiện ung thư dạ dày sớm, người bệnh cần đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và áp dụng các biện pháp chẩn đoán.

Biện pháp chẩn đoán ung thư dạ dày thường được áp dụng tại bệnh viện bao gồm:

Nội soi dạ dày

Bác sĩ sẽ dùng một ống mềm, dài, có gắn camera, đưa vào thực quản đi xuống dạ dày. Nếu phát hiện các tổn thương và/ hoặc các khối u nghi ngờ, bác sĩ sẽ chỉ định làm sinh thiết.Bác sĩ đang nội soi dạ dày cho bệnh nhân tại  Trung tâm Nội soi và Phẫu thuật nội soi tiêu hóa, BVĐK Tâm Anh TP.HCM

Sinh thiết dạ dày

Đây là kỹ thuật lấy mô từ các vị trí khác nhau của dạ dày, sau đó được xử lý và cắt mỏng để soi dưới kính hiển vi, nhằm xác định bản chất bình thường/ bất thường lành tính hay bất thường ác tính của các tế bào dạ dày (hay còn được gọi là Giải phẫu bệnh).

Xét nghiệm máu

Trong một vài trường hợp, các bác sĩ có thể cho thực hiện xét nghiệm công thức máu để đánh giá mức độ thiếu máu của người bệnh. Ngoài ra, các bác sĩ cũng có thể cho thực hiện các xét nghiệm máu khác về chức năng gan – thận, các dấu ấn ung thư (tumor marker)… để bổ sung thông tin đánh giá trước điều trị và/ hoặc phối hợp theo dõi sau điều trị.

Kiểm tra hình ảnh

Bác sĩ có thể cần bổ sung các xét nghiệm về hình ảnh cho việc chẩn đoán ung thư dạ dày thông qua vài phương pháp kiểm tra hình ảnh sau:

  • Chụp X-quang dạ dày

  • Chụp CT và/ hoặc MRI, PET-CT, xạ hình xương.

6. Nội soi tiêu hóa - Tầm soát ung thư dạ dày sớm tại Đa khoa quốc tế Việt - Nga

Với sứ mệnh của đơn vị tiên phong ứng dụng trí tuệ nhân tạo AI trong nội soi tiêu hóa và tầm soát ung thư giai đoạn sớm, Đa khoa Quốc tế Việt - Nga đã và đang không ngừng phát triển nhằm giúp nhiều bệnh nhân có thể tiếp cận với hệ thống trí tuệ nhân tạo AI tân tiến nhất, mở ra cơ hội phát hiện sớm, điều trị bệnh hiệu quả. 

6.1 Phát hiện và chẩn đoán tổn thương dù là nhỏ nhất mà không nhìn thấy bằng mắt thường

Hệ thống nội soi tiêu hóa bằng trí tuệ nhân tạo AI là bước đột phá lớn trong lĩnh vực nội soi nước nhà, có khả năng phát hiện và cảnh báo polyp, đặc biệt là các tổn thương sớm, tiền ung thư với tốc độ phát hiện và cảnh báo chỉ 250 micro giây, độ nhạy lên tới 98%; Công nghệ iScan+ Zoom 165 lần; Chế độ nội soi nhuộm màu điện tử rõ nét giúp phân tách rõ về ranh giới giữa vùng ung thư với không ung thư, từ đó giúp bác sĩ nội soi lấy sinh thiết chính xác, phát hiện ung thư đường tiêu hóa từ rất sớm.

6.2 Thăm khám trực tiếp cùng bác sĩ chuyên khoa đầu ngành

Trong nội soi tiêu hóa và tầm soát ung thư sớm, ngoài công nghệ hiện đại thì bác sĩ đóng vai trò vô cùng quan trọng. Việc phát hiện và đưa ra quyết định kịp thời có thể mang lại hiệu quả tuyệt vời đối với bệnh nhân. 

Tại Đa khoa Quốc tế Việt - Nga, quy tụ đội ngũ bác sĩ giỏi, tận tâm, tận tình với nhiều năm kinh nghiệm công tác tại các bệnh viện lớn. BS.CKII. Vũ Thị Lừu - Nguyên trưởng khoa Nội tiêu hóa - Bệnh viện E, hiện tại đang công tác tại Việt - Nga với hơn 15 năm kinh nghiệm, bác sĩ từng nhiều lần được vinh danh thầy thuốc ưu tú, là tấm gương sáng và có nhiều đóng góp cho sự phát triển của bệnh viện cũng như nền y học nước nhà. 

Để được tư vấn và đặt lịch thăm khám, vui lòng liên hệ Hotline 1900 3130 để được hỗ trợ sớm nhất!

ĐA KHOA QUỐC TẾ VIỆT - NGA

ВЬЕТНАМСКО- РОССИЙСКАЯ МЕЖДУНАРОДНАЯ МНОГОПРОФИЛЬНАЯ КЛИНИКА

- Địa chỉ: Số 4-5 nhà C2, Làng Quốc tế Thăng Long, Dịch Vọng, Cầu Giấy, Hà Nội (Link Google Maps)

- Hotline: 1900 3130

- ZaloOA: https://zalo.me/ytevietnga

- GMap: https://goo.gl/maps/6xumLezfPRU6YPhV6

#ung_thư_dạ_dày #боли_в_эпигастральной_области #Тошнота #Диарея #Анемия #желудочный_рефлюкс #пищеводный_рефлюкс #скрининг_рака #Удаление_полипа_толстой_кишки #колоноскопия #Вздутие_живота #опухоль #рак_желудка #Желудочно_кишечная_эндоскопия #гастроскопия #колоноскопия #желудочно_кишечное_кровотечение #дефекация_без_контроля

Bài trước Bài sau
1900 3130 Đặt lịch