Nội soi trực tràng: Định nghĩa thời điểm và quy trình thực hiện?

 1. Thế nào là nội soi trực tràng?

Trực tràng là đoạn cuối của ruột già, sát với hậu môn. Cấu tạo của trực tràng gồm nhiều lớp cơ khoẻ, là nơi lưu giữ chất thải và giúp đào thải các chất cặn bã ra bên ngoài. Nội soi trực tràng là phương pháp sử dụng máy nội soi để quan sát bên trong bộ phận trực tràng. Khi nội soi, ống soi có gắn camera và đèn được đưa qua hậu môn để vào trực tràng. Hình ảnh bên trong trực tràng sẽ được thu nhận bởi camera và hiển thị trên màn hình máy siêu âm.

Để chẩn đoán các bệnh lý liên quan đến trực tràng thì có thể sử dụng nhiều phương pháp như nội soi, siêu âm, chụp X - quang,… Trong đó nội soi là kỹ thuật được đánh giá cao trong chẩn đoán bởi có thể phát hiện được các bệnh như: Polyp trực tràng, viêm trực tràng, ung thư trực tràng.

Khám trực tràng bằng nội soi được áp dụng phổ biến hiện nay

2. Nội soi trực tràng được thực hiện khi nào?

Vì nhiều ưu điểm mà chẩn đoán bệnh ở trực tràng bằng phương pháp nội soi đang được áp dụng phổ biến. Tuy nhiên, không phải tất cả trường hợp bệnh nhân đều được chỉ định nội soi. Khi gặp phải các vấn đề bất thường sau đây, bạn có thể được chỉ định nội soi trực tràng:

  • Bị táo bón lâu ngày hoặc thường xuyên bị táo bón.

  • Đại tiện ra máu nhiều lần trong một ngày.

  • Phân có lẫn máu và chất nhầy (phân có màng giả).

  • Không thể xác định được bất thường dựa trên kết quả chụp X - quang.

  • Có tiền sử viêm loét đại tràng, trực tràng.

  • Nghi ngờ có khối u trong trực tràng hay ung thư trực tràng.

  • Người đang bị trĩ nội hoặc trĩ ngoại; dò, nứt, ngứa hậu môn.

Thực hiện nội soi trực tràng khi nghi ngờ ung thư trực tràng

3. Quy trình thực hiện nội soi trực tràng

Nội soi trực tràng được thực hiện qua 2 khâu chính: khâu chuẩn bị và khâu nội soi.

- Chuẩn bị:

  • Làm sạch hậu môn, trực tràng: Bệnh nhân sẽ được làm sạch hậu môn và trực tràng bằng cách thụt rửa bằng dung dịch chuyên dụng. Việc này giúp cho trực tràng, hậu môn được sạch sẽ, dễ dàng đưa ống nội soi vào và dễ dàng hơn trong quan sát bề mặt trực tràng.

  • Thao tác thụt rửa hậu môn được thực hiện nhiều lần trước khi tiến hành nội soi, cho đến khi phân trong trực tràng được thải ra hết thì mới tiến hành nội soi.

- Nội soi:

  • Bước 1: chuẩn bị nơi nội soi, là phòng khám có đầy đủ máy móc nội soi, ánh sáng và người thực hiện nội soi (bác sĩ, kỹ thuật viên).

  • Bước 2: bệnh nhân nằm nghiêng trên giường và sẽ được kiểm tra hậu môn. Bác sỹ sẽ thăm trực tràng bằng ngón tay đeo găng xem có tổn thương nào không.

  • Bước 3: bôi trơn ống nội soi.

  • Bước 4: ống nội soi được bác sĩ đưa từ từ qua hậu môn để vào trực tràng, vừa đưa vừa quan sát hình ảnh trên màn hình để xem xét tình trạng niêm mạc bên trong hậu môn và trực tràng.

Bệnh nhân ở tư thế nằm nghiêng khi thực hiện nội soi

Trong trường hợp bệnh nhân có cảm giác đau thì phải báo ngay với bác sĩ hoặc kỹ thuật viên. Có thể sử dụng thuốc an thần hoặc thuốc giãn cơ đối với các bệnh nhân hồi hộp, căng thẳng. Thời gian nội soi kéo dài khoảng 5-10 phút nên phần lớn là diễn ra thuận lợi và ít xảy ra sự cố.

Tại Đa khoa Quốc tế Việt - Nga, bạn có thể thực hiện nội soi trực tràng bằng hệ thống nội soi trí tuệ nhân tạo AI. Bên cạnh đó với đội ngũ bác sỹ giàu kinh nghiệm từ Việt Nam và Liên Bang Nga, tận tâm trực tiếp thăm khám phát hiện và điều trị. Mọi thắc mắc hay cần được tư vấn, bạn có thể liên hệ qua Hotline: 0931.33.35.26 để được tư vấn nhanh nhất nhé.

Bài trước Bài sau
1900 3130 Đặt lịch