Đau ruột thừa: Dấu hiệu và cách điều trị và phòng tránh
- Người viết: Y Tế Việt - Nga lúc
- Kiến thức sức khỏe
Đau ruột thừa là dấu hiệu cảnh báo cho căn bệnh viêm ruột thừa phổ biến hiện nay. Hiện tượng này nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời dẫn đến bệnh lý trầm trọng, ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh. Cùng tham khảo bài viết dưới đây để biết được những thông tin bổ ích giúp bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình tốt nhất.
Thế nào là đau ruột thừa?
Ruột thừa là bộ phận thuộc ống tiêu hóa nằm ở vị trí đáy manh tràng có dạng hình túi và kích thước nhỏ. Phần ruột thừa nằm ở phí dưới bên phải phần bụng.
Đau ruột thừa là biểu hiện của bệnh lý viêm ruột thừa xuất phát từ các chất thải dẫn đến ruột già bị tích tụ khiến ruột thừa bị tắc nghẽn. Đây là nguyên nhân tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển mạnh mẽ lâu ngày dẫn đến nhiễm trùng, viêm sưng xuất hiện cơn đau âm ỉ hoặc dữ dội cho người bệnh.
Đau ruột thừa không phải là hiện tượng khó gặp mà nó có thể xuất hiện ở mọi đối tượng và bất kỳ độ tuổi. Hiện tượng của bệnh gây ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt hàng ngày của người bị bệnh đặc biệt là các cơn đau. Trong thời gian đầu các cơn đau không rõ ràng thường dễ nhầm lẫn với các cơn đau bụng thông thường.
Đau, viêm ruột thừa thường khó có thể phát hiện, vì vậy mà nhiều trường hợp không được phát hiện kịp thời dẫn đến biến chứng nguy hại cho sức khỏe. Bên cạnh đó không ít người tự ý sử dụng thuốc để làm giảm cơn đau, che lấp đi dấu hiệu để phát hiện bệnh. Do vậy, phát hiện dấu hiệu của bệnh càng sớm mang đến hiệu quả điều trị càng cao.
Dấu hiệu điển hình của đau ruột thừa
Các dấu hiệu của đau ruột thừa mà bạn cần nắm rõ để nhận biết và phòng tránh bệnh cho bản thân điển hình như:
- Đau bụng: Đây là dấu hiệu đầu tiên với các cơn đau co thắt ở bụng. Thời gian đau kéo dài đến vài tiếng đồng hồ, khiến người bệnh khó chịu và đa số bệnh nhân đều có hiểu hiện đau âm ỉ, thỉnh thoảng mới đau dữ dội. Đau bụng của ruột thừa khác với đau bụng thông thường mà bạn có thể nhận biết tại vị trí đau. Do ruột thừa nằm ở ổ bụng bên phải nên ban đầu cơn đau xuất hiện xung quanh rốn. Sau đó, cơn đau lan dần sang cả phần bụng phía bên phải. Khi người bệnh di chuyển, ho, hắt hơi hoặc thời sâu làm tăng mức độ đau của người bệnh.
- Chán ăn: Hiện tượng này là một trong những dấu hiệu nhận biết đau ruột thừa mà bạn không thể bỏ qua. Viêm ruột thừa làm ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa của cơ thể. Khi đó viêm ruột thừa làm ức chế quá trình sản sinh hormone gây đói làm xuất hiện cảm giác không muốn ăn uống.
- Sốt cao: Hiện tượng sốt thường dễ lầm lẫn với các bệnh lý khác trên cơ thể. Thông thường nhiệt độ cơ thể người bệnh tăng lên tới 38-39 độ C với biểu hiện mệt mỏi.
- Nôn và buồn nôn: Có đến 90% các ca mắc bệnh đau ruột thừa có biểu hiện nôn và buồn nôn. Biểu hiện này thường đến sau các cơn đau bụng dữ dội. Hoặc cảm thấy đột ngột muốn nôn và buồn nôn. Tình trạng này lặp đi lặp lại nhiều lần bạn cần đi thăm khám để biết rõ tình trạng sức khỏe.
- Trướng bụng: Các mô bị viêm tích tụ khí trong lòng ruột gây ra hiện tượng trướng bụng kèm theo các cảm giác đầy hơi khó chịu.
- Phân lỏng hoặc táo bón: Nhiều người có dấu hiệu phân lỏng hoặc táo bón gây khó chịu.
- Đau dội ngược: Đây là dấu hiệu nhận biết bệnh một cách chính xác nhất. Để kiểm tra, bác sĩ ấn tay vào vùng bụng bên phải người bệnh - vị trí đau ruột thừa. Nếu bệnh nhân bị viêm ruột thừa sẽ cảm thấy bị đau nhói ở vị trí bác sĩ ấn.
Cách điều trị đau ruột thừa
Hiện tượng đau ruột thừa tùy vào cấp độ và mức độ của bệnh mà bác sĩ tiến hành điều trị, xử trí kịp thời. Các cách điều trị đau ruột thừa để tránh các biến chứng nguy hiểm như:
- Phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa: Đây là phương pháp giúp người bệnh giảm đau loại bỏ được khối ruột viêm đau nhanh chóng tránh các biến chứng nguy hiểm. Phương pháp này được áp dụng khá phổ biến cho các trường hợp viêm ruột thừa. Phẫu thuật được tiến hành bằng phương pháp nội soi hoặc mổ mở.
- Điều trị không phẫu thuật: Phương pháp này được áp dụng với các trường hợp người bệnh không biến chứng. Điều trị không phẫu thuật với kháng sinh tỷ lệ thành công lên đến hơn 90%. Nhưng tỷ lệ tái phát của bệnh sau 1 năm khá cao chiếm hơn 30%. Do đó phẫu thuật nội soi là phương pháp vàng trong điều trị viêm ruột thừa và dứt điểm hiện tượng đau ruột thừa.
Cách phòng tránh đau ruột thừa
Đau ruột thừa là biểu hiện của bệnh viêm ruột thừa, đều có thể phòng tránh được nếu bạn tuân thủ các nguyên tắc ăn uống sau:
- Bổ sung nhiều rau, củ, quả vào thực đơn ăn uống: Các loại rau, củ, quả rất tốt cho sức khỏe. Vì vậy bạn cần bổ sung vào các bữa ăn hàng ngày tăng sức đề kháng và tốt cho hệ tiêu hóa.
- Ăn nhiều tỏi: Theo nghiên cứu, tỏi là loại củ tốt cho hệ tiêu hóa. Trong tỏi chứa chất xơ lành mạnh tăng cường sức khỏe đường ruột. Ngoài ra các chất có trong tỏi còn giúp kháng viêm và phòng tránh viêm ruột thừa.
- Uống nhiều nước: Nước là thành phần không thể thiếu trong hoạt động sống của cơ thể. Uống nhiều nước giúp làm sạch đường ruột hỗ trợ quá trình lưu thông hiệu quả, tránh tình trạng tắc nghẽn gây đau và viêm ruột.
- Hạn chế tối đa các loại chất kích thích, đồ chiên,... Cần thiết lập chế độ ăn uống lành mạnh và tập luyện để có sức khỏe tốt nhất.
Hy vọng với những chia sẻ trong bài viết giúp bạn đọc biết được thông tin hữu ích về đau ruột thừa. Mọi thắc mắc hay cần được tư vấn, quý khách có thể liên hệ qua Hotline 0911971155 | 0931333526 | 1900 3130 được tư vấn và hỗ trợ nhanh chóng.